Những thước hình cực độc về tàu điện xưa ở Hà Nội

(Phunutoday) - Tiếng chuông leng keng của tàu điện tạo nên nét riêng biệt độc đáo của thành phố, đi vào tâm hồn nhiều người dân Hà Nội xưa.
Hà Nội xưa cổ kính thâm nghiêm, với nhịp sống chậm rãi giờ chỉ còn trong hoài niệm của những người có tuổi. Một trong những điều xưa cũ chính là tàu điện, phương tiện giao thông công cộng thời bấy giờ.

Hà Nội xưa cổ kính thâm nghiêm, với nhịp sống chậm rãi giờ chỉ còn trong hoài niệm của những người có tuổi. Một trong những điều xưa cũ chính là tàu điện, phương tiện giao thông công cộng thời bấy giờ.

Lịch sử tàu điện ở Hà Nội bắt nguồn từ năm 1900 người Pháp cho chạy thử chuyến tàu điện đầu tiên từ Bờ Hồ - Thụy Khuê.

Lịch sử tàu điện ở Hà Nội bắt nguồn từ năm 1900 người Pháp cho chạy thử chuyến tàu điện đầu tiên từ Bờ Hồ - Thụy Khuê.

Thời Pháp thuộc tàu điện chia làm 2 hoặc 3 toa với thứ hạng: hạng nhất, hạng hai. Hạng nhất là khoang nhỏ ở toa đầu sát chỗ đứng người lái, vé đắt gấp đôi hạng hai.

Thời Pháp thuộc tàu điện chia làm 2 hoặc 3 toa với thứ hạng: hạng nhất, hạng hai. Hạng nhất là khoang nhỏ ở toa đầu sát chỗ đứng người lái, vé đắt gấp đôi hạng hai.

Ngày tàu điện mới ra đời, rất nhiều người cho đó là sự lạ, tự hỏi tại sao nó chạy được nhỉ? Bởi nó không có đầu máy tỏa khói như tàu hỏa, lại còn kéo theo được cả mấy toa dài dằng dặc.

Ngày tàu điện mới ra đời, rất nhiều người cho đó là sự lạ, tự hỏi tại sao nó chạy được nhỉ? Bởi nó không có đầu máy tỏa khói như tàu hỏa, lại còn kéo theo được cả mấy toa dài dằng dặc.

Tàu điện đi đến đâu là những người hát xẩm có mặt ở đó để biểu diễn, hình thành nên loại hình âm nhạc đường phố độc đáo: xẩm tàu điện.

Tàu điện đi đến đâu là những người hát xẩm có mặt ở đó để biểu diễn, hình thành nên loại hình âm nhạc đường phố độc đáo: xẩm tàu điện.

Nhà thơ Vũ Quần Phương đã từng viết về xẩm tàu điện rằng: “Điệu xẩm thảm thương, buồn, bài nào cũng là thân phận con người sa cơ lỡ bước...'.

Nhà thơ Vũ Quần Phương đã từng viết về xẩm tàu điện rằng: “Điệu xẩm thảm thương, buồn, bài nào cũng là thân phận con người sa cơ lỡ bước...".

Khách đi tàu thường đông, vì giá vé rẻ. Người bán vé kiêm luôn việc cầm dây thừng xoay ngược cần lại mỗi khi tàu đổi chiều đi tại bến cuối.

Khách đi tàu thường đông, vì giá vé rẻ. Người bán vé kiêm luôn việc cầm dây thừng xoay ngược cần lại mỗi khi tàu đổi chiều đi tại bến cuối.

Mỗi khi thấy có người hoặc xe sắp băng ngang qua đường tàu, bác tài lại giậm chân cho chuông kêu vang lên rộn rã.

Mỗi khi thấy có người hoặc xe sắp băng ngang qua đường tàu, bác tài lại giậm chân cho chuông kêu vang lên rộn rã.

Khi người Pháp rút khỏi Hà Nội, họ tin rằng chỉ sau 3 tháng Hà Nội sẽ không còn tàu điện bởi cơ sở vật chất cho tàu điện hoạt động khi ấy đã gần như kiệt quệ.

Khi người Pháp rút khỏi Hà Nội, họ tin rằng chỉ sau 3 tháng Hà Nội sẽ không còn tàu điện bởi cơ sở vật chất cho tàu điện hoạt động khi ấy đã gần như kiệt quệ.

Thế nhưng thành phố không những đã duy trì được mà tàu điện còn phát triển, nhiều tàu mới toa mới được đóng thêm. Lúc đỉnh cao ngành đạt được 37-38 triệu lượt khách/năm.

Thế nhưng thành phố không những đã duy trì được mà tàu điện còn phát triển, nhiều tàu mới toa mới được đóng thêm. Lúc đỉnh cao ngành đạt được 37-38 triệu lượt khách/năm.

Chen lấn trên tàu điện đã trở thành ký ức không thể phai mờ trong tâm hồn bao thế hệ người Hà Nội.

Chen lấn trên tàu điện đã trở thành ký ức không thể phai mờ trong tâm hồn bao thế hệ người Hà Nội.

'Bám đuôi' tàu điện là một cảnh tượng rất quen thuộc thời bấy giờ.

"Bám đuôi" tàu điện là một cảnh tượng rất quen thuộc thời bấy giờ.

Tàu điện gắn với hình ảnh những người 'áo ngắn' (những người nghèo), những tiểu thương, những người buôn thúng bán mẹt của thành phố.

Tàu điện gắn với hình ảnh những người "áo ngắn" (những người nghèo), những tiểu thương, những người buôn thúng bán mẹt của thành phố.

Tàu điện kết nối vùng nông thôn ngoại thành với phố xá. Sinh hoạt tàu điện đã trở thành nếp sống của người Hà Nội suốt một thời gian dài.

Tàu điện kết nối vùng nông thôn ngoại thành với phố xá. Sinh hoạt tàu điện đã trở thành nếp sống của người Hà Nội suốt một thời gian dài.

Nhưng thời kỳ hoàng kim của tàu điện cũng không kéo dài mãi. Tàu điện lạc hậu cũ nát không còn phù hợp với nhịp sống và sự phát triển các phương tiện giao thông cá nhân.

Nhưng thời kỳ hoàng kim của tàu điện cũng không kéo dài mãi. Tàu điện lạc hậu cũ nát không còn phù hợp với nhịp sống và sự phát triển các phương tiện giao thông cá nhân.

Cuối những năm 80, Công ty xe điện Hà Nội rơi vào khủng hoảng. Các toa tàu với thiết bị cũ kỹ lạc hậu, dù được cải tiến sửa chữa nhưng vẫn rơi vào khó khăn và càng lúc càng ít người đi.

Cuối những năm 80, Công ty xe điện Hà Nội rơi vào khủng hoảng. Các toa tàu với thiết bị cũ kỹ lạc hậu, dù được cải tiến sửa chữa nhưng vẫn rơi vào khó khăn và càng lúc càng ít người đi.

Đến đầu những năm 90, trước sức ép của phát triển kinh tế, xã hội, tàu điện Hà Nội đã phải tháo dỡ vì không đáp ứng được nhu cầu giao thông trong thành phố. Hà Nội mất đi tiếng leng keng quen thuộc mỗi sớm hôm…

Đến đầu những năm 90, trước sức ép của phát triển kinh tế, xã hội, tàu điện Hà Nội đã phải tháo dỡ vì không đáp ứng được nhu cầu giao thông trong thành phố. Hà Nội mất đi tiếng leng keng quen thuộc mỗi sớm hôm…

Tàu điện Hà Nội tồn tại hơn 90 năm - gần một thế kỷ. Biết bao lớp người đã dùng tàu điện làm phương tiện đi lại hằng ngày.

Tàu điện Hà Nội tồn tại hơn 90 năm - gần một thế kỷ. Biết bao lớp người đã dùng tàu điện làm phương tiện đi lại hằng ngày.

Tiếng chuông leng keng của nó tạo nên nét riêng biệt độc đáo của thành phố, đi vào tâm hồn nhiều người dân Hà Nội như một điều gì đó đặc trưng, khó phai nhạt trong ký ức.

Tiếng chuông leng keng của nó tạo nên nét riêng biệt độc đáo của thành phố, đi vào tâm hồn nhiều người dân Hà Nội như một điều gì đó đặc trưng, khó phai nhạt trong ký ức.

Hà Thanh