Tàu chở trực thăng TQ ra biển Đông, Mỹ sẽ vây TQ

( PHUNUTODAY ) - tàu chuyên tuần tra biển có sân bay dành cho trực thăng, ra Biển Đông; Philippines phản đối Bắc Kinh rót 1,6 tỷ USD vào Tam Sa... là tin tức thời sự chính ngày 27/12.

Trung Quốc cử tàu Hải tuần 21 - tàu chuyên tuần tra biển có sân bay dành cho trực thăng, ra Biển Đông; Philippines phản đối Bắc Kinh rót 1,6 tỷ USD vào Tam Sa... là tin tức thời sự chính ngày 27/12.

Ngày 27/12, lần đầu tiên Trung Quốc đã cử tàu Hải tuần 21 - tàu chuyên tuần tra biển có sân bay dành cho trực thăng, ra Biển Đông. Đây là lần đầu tiên loại chuyên hạm này được đưa vào hoạt động ở Biển Đông và sẽ do Cục An toàn hàng hải Hải Nam quản lý.  Theo ông Hoàng Hà (Huang He), Phó Cục trưởng Cục Hải vụ Bộ Giao thông Trung Quốc, nhiệm vụ của tàu Hải tuần 21 là giám sát an toàn giao thông đường biển, điều tra các sự vụ hàng hải, phát hiện ô nhiễm, tiến hành các hoạt động nghiên cứu, cứu hộ và thực thi các công ước quốc tế.
Ngày 27/12, lần đầu tiên Trung Quốc đã cử tàu Hải tuần 21 - tàu chuyên tuần tra biển có sân bay dành cho trực thăng, ra Biển Đông. Đây là lần đầu tiên loại chuyên hạm này được đưa vào hoạt động ở Biển Đông và sẽ do Cục An toàn hàng hải Hải Nam quản lý. Theo ông Hoàng Hà (Huang He), Phó Cục trưởng Cục Hải vụ Bộ Giao thông Trung Quốc, nhiệm vụ của tàu Hải tuần 21 là giám sát an toàn giao thông đường biển, điều tra các sự vụ hàng hải, phát hiện ô nhiễm, tiến hành các hoạt động nghiên cứu, cứu hộ và thực thi các công ước quốc tế.

 

Tờ Inquirer ngày 26/12 đưa tin, sau khi xác minh thông tin Trung Quốc quyết định rót 1,6 tỷ USD để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (trái phép) gồm sân bay, cầu cảng và các hạng mục khác của cái gọi là
Tờ Inquirer ngày 26/12 đưa tin, sau khi xác minh thông tin Trung Quốc quyết định rót 1,6 tỷ USD để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (trái phép) gồm sân bay, cầu cảng và các hạng mục khác của cái gọi là "thành phố Tam Sa", Philippines đã chính thức lên tiếng phản đối động thái này của Bắc Kinh và coi đó là sự vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.

 

"Hành động của Trung Quốc để củng cố "thành phố Tam Sa" và tuyên bố đường 9 đoạn của mình là vi phạm luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển", Inquirer dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez nói. Người phát ngôn của Philippines cũng cho biết sẽ tiến hành các biện pháp về chính trị, pháp luật và ngoại giao để giải quyết vấn đề tranh chấp với Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough và các đảo khác trong khu vực.

 

Sự hiện diện của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương sẽ được nhấn mạnh hơn nữa khi Mỹ dự kiến sẽ vây quanh Trung Quốc, một đối thủ kinh tế, bằng các phi đội chiến đấu cơ tàng hình tiên tiến nhất thế giới. Theo một số báo cáo gần đây của các quan chức Lầu Năm Góc hàng đầu, đến năm 2017, Mỹ sẽ đồng loạt triển khai các phi đội F-22, B-2 của Không quân và một phi đội F-35 của Thủy quân lục chiến tới phía đông. (Phản lực tàng hình B-2 của Mỹ)
Sự hiện diện của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương sẽ được nhấn mạnh hơn nữa khi Mỹ dự kiến sẽ vây quanh Trung Quốc, một đối thủ kinh tế, bằng các phi đội chiến đấu cơ tàng hình tiên tiến nhất thế giới. Theo một số báo cáo gần đây của các quan chức Lầu Năm Góc hàng đầu, đến năm 2017, Mỹ sẽ đồng loạt triển khai các phi đội F-22, B-2 của Không quân và một phi đội F-35 của Thủy quân lục chiến tới phía đông. (Phản lực tàng hình B-2 của Mỹ)

 

Ngày 26/12, tờ Times of India đăng tải bài phỏng vấn độc quyền Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long khi ông sang Ấn Độ dự hội nghị Thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN hồi tuần trước, ông Lý Hiển Long cho rằng Ấn Độ có lợi ích ở Biển Đông khi trả lời câu hỏi về vai trò của New Delhi đối với việc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Ngày 26/12, tờ Times of India đăng tải bài phỏng vấn độc quyền Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long khi ông sang Ấn Độ dự hội nghị Thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN hồi tuần trước, ông Lý Hiển Long cho rằng Ấn Độ có lợi ích ở Biển Đông khi trả lời câu hỏi về vai trò của New Delhi đối với việc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

 

Thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng tranh chấp chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông giữa một số quốc gia thành viên ASEAN với Trung Quốc là mối quan tâm chung của ASEAN
Thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng tranh chấp chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông giữa một số quốc gia thành viên ASEAN với Trung Quốc là mối quan tâm chung của ASEAN "vì nó diễn ra ngay trước cửa nhà chúng tôi". Vấn đề Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh khu vực và tự do hàng hải, trong đó Ấn Độ đang có lợi ích lớn trên tuyến đường hàng hải quan trọng đi qua Biển Đông, do đó nó sẽ được New Delhi đặc biệt quan tâm.

 

Theo hãng AFP, Philippines ngày 27/12 thông báo sẽ mua 3 máy bay lên thẳng AW 109
Theo hãng AFP, Philippines ngày 27/12 thông báo sẽ mua 3 máy bay lên thẳng AW 109 "Power" do tập đoàn Anh-Italy AgustaWestland chế tạo để trang bị cho Hải quân, một phần trong chương trình hiện đại hóa quân đội trong bối cảnh tranh chấp các đảo trên biển Đông giữa nước này với Trung Quốc. Thông báo của Bộ Quốc phòng Philippines cho biết 3 máy bay trên sẽ được mua với giá 1,337 tỷ peso (32,5 triệu USD) theo chương trình mua sắm khẩn cấp.

 

Đồng thời với việc Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng kêu gọi cải thiện quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản, ngày 26/12, hãng tin nhà nước Tân Hoa xã đăng một bài xã luận cảnh báo Nhật Bản “chớ đùa với lửa”. “Với một nền kinh tế hướng về xuất khẩu như Nhật Bản, duy trì tăng trưởng có ý nghĩa rất quan trọng để thúc đẩy thị trường đang trì trệ trong nước và mở rộng thương mại ở nước ngoài - bài xã luận trên Tân Hoa xã viết - Tuy nhiên, viễn cảnh này là điều khó khăn nếu Tokyo lựa chọn chơi với lửa giữa những căng thẳng đang gia tăng không chỉ với Trung Quốc, mà cả với các nước láng giềng khác như Hàn Quốc và Nga”.
Đồng thời với việc Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng kêu gọi cải thiện quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản, ngày 26/12, hãng tin nhà nước Tân Hoa xã đăng một bài xã luận cảnh báo Nhật Bản “chớ đùa với lửa”. “Với một nền kinh tế hướng về xuất khẩu như Nhật Bản, duy trì tăng trưởng có ý nghĩa rất quan trọng để thúc đẩy thị trường đang trì trệ trong nước và mở rộng thương mại ở nước ngoài - bài xã luận trên Tân Hoa xã viết - Tuy nhiên, viễn cảnh này là điều khó khăn nếu Tokyo lựa chọn chơi với lửa giữa những căng thẳng đang gia tăng không chỉ với Trung Quốc, mà cả với các nước láng giềng khác như Hàn Quốc và Nga”.

 

Theo Kyodo, trong một tuyên bố ngày 27/12, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết nước này đã chính thức trình Ủy ban Liên hợp quốc về ranh giới thềm lục địa ở New York đề nghị công nhận chủ quyền thềm lục địa mở rộng bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) trên Biển Hoa Đông. Tuyên bố của bộ trên có đoạn viết:
Theo Kyodo, trong một tuyên bố ngày 27/12, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết nước này đã chính thức trình Ủy ban Liên hợp quốc về ranh giới thềm lục địa ở New York đề nghị công nhận chủ quyền thềm lục địa mở rộng bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) trên Biển Hoa Đông. Tuyên bố của bộ trên có đoạn viết: "Chúng tôi đã đệ trình một tuyên bố chủ quyền chính thức nhằm đưa ra quan điểm rằng phần thềm lục kéo dài tự nhiên của bán đảo Triều Tiên trên Biển Hoa Đông mở rộng tới Rãnh Okinawa".

 

Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc giấu tên cho biết diện tích của vùng thềm lục địa mà Hàn Quốc tuyên bố chủ quyền trong văn bản chính thức này rộng gấp hơn hai lần. Trung Quốc và Nhật Bản cũng đều tuyên bố chủ quyền đối với Rãnh Okinawa, vốn là một phần trong tuyên bố chủ quyền mới đây của Hàn Quốc và chồng lấn với khu vực mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền.
Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc giấu tên cho biết diện tích của vùng thềm lục địa mà Hàn Quốc tuyên bố chủ quyền trong văn bản chính thức này rộng gấp hơn hai lần. Trung Quốc và Nhật Bản cũng đều tuyên bố chủ quyền đối với Rãnh Okinawa, vốn là một phần trong tuyên bố chủ quyền mới đây của Hàn Quốc và chồng lấn với khu vực mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền.

 

Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Patrick Ventrell ngày 26/12 cho biết nước này sẽ tìm cách thắt chặt quan hệ với chính phủ mới của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Trong một thông báo, Lầu Năm Góc nói thêm liên minh Mỹ-Nhật
Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Patrick Ventrell ngày 26/12 cho biết nước này sẽ tìm cách thắt chặt quan hệ với chính phủ mới của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Trong một thông báo, Lầu Năm Góc nói thêm liên minh Mỹ-Nhật "là nền tảng cho hòa bình và thịnh vượng ở châu Á-Thái Bình Dương".

 

Australia và Trung Quốc đang lên kế hoạch tập trận quân sự chung với sự tham gia của Mỹ và các quốc gia khác để đảm bảo ổn định trong khu vực. Các cuộc tập trận này diễn ra trong bối cảnh Washington tìm cách tăng cường tiềm lực quân sự trong khu vực có tầm quan trọng chiến lược sống còn là châu Á – Thái Bình Dương. (Theo  TTXVN, GDVN, Tuổi trẻ, VNE)
Australia và Trung Quốc đang lên kế hoạch tập trận quân sự chung với sự tham gia của Mỹ và các quốc gia khác để đảm bảo ổn định trong khu vực. Các cuộc tập trận này diễn ra trong bối cảnh Washington tìm cách tăng cường tiềm lực quân sự trong khu vực có tầm quan trọng chiến lược sống còn là châu Á – Thái Bình Dương. (Theo TTXVN, GDVN, Tuổi trẻ, VNE)

 

TAGS:
Theo: