Trung Quốc mưu tính gì sau đầu tư khủng vào Lào, Campuchia?

( PHUNUTODAY ) - Trong nhiều năm gần đây, Trung Quốc tăng cường hiện diện tại Lào, Campuchia với những khoản đầu tư hàng tỉ đô la. Trước #39;hành động hào hiệp#39; của Trung Quốc, lãnh đạo Campuchia gọi nước này là "người bạn đáng tin cậy nhất".

Trong nhiều năm gần đây, Trung Quốc tăng cường hiện diện tại Lào, Campuchia với những khoản đầu tư hàng tỉ đô la. Trước 'hành động hào hiệp' của Trung Quốc, lãnh đạo Campuchia gọi nước này là "người bạn đáng tin cậy nhất".

Trong thời gian từ 1994 đến 2011, Trung Quốc đã đầu tư tổng cộng 8,8 tỷ USD vào Campuchia và trở thành nhà đầu tư lớn nhất. Đầu tư của Trung Quốc tập trung vào các ngành thủy điện, khoáng sản, dệt may, ngân hàng, tài chánh, du lịch và công nghiệp, và gần đây hơn vào công tác dò tìm dầu khí trong nội địa Campuchia.
Trong thời gian từ 1994 đến 2011, Trung Quốc đã đầu tư tổng cộng 8,8 tỷ USD vào Campuchia và trở thành nhà đầu tư lớn nhất. Đầu tư của Trung Quốc tập trung vào các ngành thủy điện, khoáng sản, dệt may, ngân hàng, tài chánh, du lịch và công nghiệp, và gần đây hơn vào công tác dò tìm dầu khí trong nội địa Campuchia.

 

Hội đồng phát triển Campuchia cũng ước tính nước này nhận đầu tư trực tiếp khoảng 1,19 tỷ USD từ Trung Quốc trong năm 2011, nhiều gần 10 lần so với đầu tư trực tiếp từ Mỹ. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn là nhà tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất của Campuchia với giá trị hơn 2,1 tỷ USD.
Hội đồng phát triển Campuchia cũng ước tính nước này nhận đầu tư trực tiếp khoảng 1,19 tỷ USD từ Trung Quốc trong năm 2011, nhiều gần 10 lần so với đầu tư trực tiếp từ Mỹ. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn là nhà tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất của Campuchia với giá trị hơn 2,1 tỷ USD.

 

Từ tháng 2/2009, Thủ tướng Campuchia, ông Hun Sen đã gọi Trung Quốc là “người bạn đáng tin cậy nhất” khi cảm ơn những hỗ trợ của Bắc Kinh trong sự phát triển, hòa bình và hòa giải quốc gia Campuchia.
Từ tháng 2/2009, Thủ tướng Campuchia, ông Hun Sen đã gọi Trung Quốc là “người bạn đáng tin cậy nhất” khi cảm ơn những hỗ trợ của Bắc Kinh trong sự phát triển, hòa bình và hòa giải quốc gia Campuchia.

 

Hồi tháng 7/2012, mối quan hệ giữa Campuchia và Trung Quốc trở thành trung tâm thu hút sự chú ý trong khu vực, sau khi các Ngoại trưởng ASEAN, họp tại Phnom Penh, đã không thể ra được thông cáo chung - điều chưa từng có trong lịch sử 45 năm tồn tại của ASEAN. Nguyên nhân là do bất đồng giữa các thành viên Hiệp hội trong cách đề cập tranh chấp Biển Đông trong văn bản thông cáo. Philippines khi đó tố Campuchia ngả theo quan điểm của Trung Quốc - nước muốn giải quyết vấn đề Biển Đông bằng các cách thức song phương với từng nước có tranh chấp, chứ không muốn giải pháp đa phương.
Hồi tháng 7/2012, mối quan hệ giữa Campuchia và Trung Quốc trở thành trung tâm thu hút sự chú ý trong khu vực, sau khi các Ngoại trưởng ASEAN, họp tại Phnom Penh, đã không thể ra được thông cáo chung - điều chưa từng có trong lịch sử 45 năm tồn tại của ASEAN. Nguyên nhân là do bất đồng giữa các thành viên Hiệp hội trong cách đề cập tranh chấp Biển Đông trong văn bản thông cáo. Philippines khi đó tố Campuchia ngả theo quan điểm của Trung Quốc - nước muốn giải quyết vấn đề Biển Đông bằng các cách thức song phương với từng nước có tranh chấp, chứ không muốn giải pháp đa phương.

 

Sau hội nghị ngoại trưởng các quốc gia Đông Nam Á, Thủ tướng Campuchia, ông Hun Sen đã có chuyến thăm Trung Quốc. Hãng tin Tân Hoa Xã cho biết ông Hồ Cẩm Đào đã cảm ơn Campuchia vì “vai trò quan trọng của nước này trong việc duy trì được tình trạng chung của mối quan hệ thân thiện giữa Trung Quốc và ASEAN”. Phía Trung Quốc cam kết viện trợ và cho Campuchia vay ưu đãi 500 triệu USD.
Sau hội nghị ngoại trưởng các quốc gia Đông Nam Á, Thủ tướng Campuchia, ông Hun Sen đã có chuyến thăm Trung Quốc. Hãng tin Tân Hoa Xã cho biết ông Hồ Cẩm Đào đã cảm ơn Campuchia vì “vai trò quan trọng của nước này trong việc duy trì được tình trạng chung của mối quan hệ thân thiện giữa Trung Quốc và ASEAN”. Phía Trung Quốc cam kết viện trợ và cho Campuchia vay ưu đãi 500 triệu USD.

 

Ảnh hưởng của Trung Quốc tại Campuchia ngày càng tăng khi người dân Campuchia bắt đầu lựa chọn học tiếng Trung Quốc thay vì học tiếng Anh. Hãng Reuters cho biết, khoảng 40.000 người Campuchia đã ghi danh vào các lớp học tiếng Trung Quốc (dân số hiện nay của Campuchia là khoảng 15 triệu dân).
Ảnh hưởng của Trung Quốc tại Campuchia ngày càng tăng khi người dân Campuchia bắt đầu lựa chọn học tiếng Trung Quốc thay vì học tiếng Anh. Hãng Reuters cho biết, khoảng 40.000 người Campuchia đã ghi danh vào các lớp học tiếng Trung Quốc (dân số hiện nay của Campuchia là khoảng 15 triệu dân).

 

Năm 2010, với những khoản đầu tư trị giá 2,9 tỉ USD, Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Lào và có trong tay khoảng 10.000 km2 đất dự án, tương đương với 4% diện tích của cả nước Lào. Người Trung Quốc kiểm soát phần lớn nền kinh tế Lào, từ khai thác mỏ, thủy điện đến cao su, hay cả ngành bán lẻ và dịch vụ khách sạn.
Năm 2010, với những khoản đầu tư trị giá 2,9 tỉ USD, Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Lào và có trong tay khoảng 10.000 km2 đất dự án, tương đương với 4% diện tích của cả nước Lào. Người Trung Quốc kiểm soát phần lớn nền kinh tế Lào, từ khai thác mỏ, thủy điện đến cao su, hay cả ngành bán lẻ và dịch vụ khách sạn.

 

Tại Lào, một doanh nghiệp Trung Quốc đã thuê cả một thị trấn nằm sát biên giới hai nước và biến nơi đây gần như thành khu vực của riêng người Trung Quốc. Thị trấn rộng 21 km2 được đặt tên là Bò Thèn này có ngôn ngữ chính là tiếng Trung, thanh toán bằng nhân dân tệ và sử dụng giờ Bắc Kinh thay vì giờ Viêng Chăn. Hệ thống điện, viễn thông và ngay cả các lực lượng chức năng như công an cũng đều được “kéo” từ Trung Quốc sang. Lực lượng hải quan đã dời từ biên giới Lào-Trung xuống phía nam của thị trấn này. (Trung Quốc tăng cường di dân sang Lào, website nghiencuubiendong.vn, Học viện Ngoại giao, 29/3/2010).
Tại Lào, một doanh nghiệp Trung Quốc đã thuê cả một thị trấn nằm sát biên giới hai nước và biến nơi đây gần như thành khu vực của riêng người Trung Quốc. Thị trấn rộng 21 km2 được đặt tên là Bò Thèn này có ngôn ngữ chính là tiếng Trung, thanh toán bằng nhân dân tệ và sử dụng giờ Bắc Kinh thay vì giờ Viêng Chăn. Hệ thống điện, viễn thông và ngay cả các lực lượng chức năng như công an cũng đều được “kéo” từ Trung Quốc sang. Lực lượng hải quan đã dời từ biên giới Lào-Trung xuống phía nam của thị trấn này. (Trung Quốc tăng cường di dân sang Lào, website nghiencuubiendong.vn, Học viện Ngoại giao, 29/3/2010).

 

Gần đây nhất, trong cuộc tiếp đòn đoàn đại biểu các Học viện Quân đội Nhân dân Lào, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc Mã Hiểu Thiên tuyên bố, Trung Quốc sẵn sàng cùng Lào nỗ lực để tăng cường hơn nữa sự hợp tác trong lĩnh vực trao đổi giữa các học viện quân sự, để thúc đẩy quan hệ 2 quân đội tới tầm cao mới.
Gần đây nhất, trong cuộc tiếp đòn đoàn đại biểu các Học viện Quân đội Nhân dân Lào, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc Mã Hiểu Thiên tuyên bố, Trung Quốc sẵn sàng cùng Lào nỗ lực để tăng cường hơn nữa sự hợp tác trong lĩnh vực trao đổi giữa các học viện quân sự, để thúc đẩy quan hệ 2 quân đội tới tầm cao mới.

 

Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên Tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, phân tích:
Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên Tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, phân tích: "Trung Quốc rất giỏi trong việc xâm chiếm bằng cách làm đường. Làm đường đến đâu xâm chiếm đến đấy, di dân đến đấy. Họ mưu tính làm một con đường suốt từ Vân Nam đi dọc Lào xuống tới tận Tây Nguyên, mà ở đoạn cuối Tây Nguyên thì Campuchia và Lào cho họ thuê đất tới 55 năm. Như vậy cả khu vực sẽ gần như là đất của họ... Đứng về chiến lược quân sự, đó là những con đường cơ động chiến lược và cơ động chiến dịch. Về kinh tế thì có thể khống chế được toàn bộ các hành lang quan trọng của bán đảo Đông Dương. Họ xây dựng cơ sở hạ tầng là nhằm như thế".

 

Trong một bài viết, nhà nghiên cứu Trung Quốc Bonnie S. Glaser (Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, Mỹ) cho biết: “Trong hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc đã theo đuổi một chiến lược ở Đông Nam Á với nội dung căn bản là sử dụng “củ cà rốt” kinh tế để làm tăng lợi ích của các nước Đông Nam Á trong việc gìn giữ quan hệ tốt với Trung Quốc”.
Trong một bài viết, nhà nghiên cứu Trung Quốc Bonnie S. Glaser (Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, Mỹ) cho biết: “Trong hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc đã theo đuổi một chiến lược ở Đông Nam Á với nội dung căn bản là sử dụng “củ cà rốt” kinh tế để làm tăng lợi ích của các nước Đông Nam Á trong việc gìn giữ quan hệ tốt với Trung Quốc”.

 

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn