"Bão" mất điện, thực phẩm bẩn... thử thách người Việt

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) – Toàn miền Nam mất điện, bắt giữ thực phẩm bẩn, tiêm vắc xin hết hạn, Việt Nam xuất hiện vi khuẩn ăn thịt người, vi rút H7N9 có thể lây từ người sang ngườihellip; nóng cả tuần.

Bảo vệ người tiêu dùng) – Toàn miền Nam mất điện, bắt giữ thực phẩm bẩn, tiêm vắc xin hết hạn, Việt Nam xuất hiện vi khuẩn ăn thịt người, vi rút H7N9 có thể lây từ người sang người… nóng cả tuần.
[links()]
Toàn miền Nam mất điện

Trong một sự cố được cho là nghiêm trọng nhất từ khi nước Việt Nam có điện, đó là chiều 22/5, toàn miền Nam mất điện trong vài giờ. Mà nguyên nhân, theo Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) chỉ vì một xe cẩu trồng cây làm vướng vào đường dây tải điện 500kV qua địa phận Bình Dương, làm ảnh hưởng tới hệ thống 500kV Bắc – Nam. Thậm chí một số khu vực của Campuchia sử dụng điện do Việt Nam cung cấp cũng bị ảnh hưởng.

hien-truong-su-co-mat-dien-toan-mien-nam-Phunutoday.vn.jpg
Hiện trường nơi chiếc xe cẩu trồng cây làm vướng cây vào đường dây 500kV làm toàn miền Nam mất điện.

Về mặt thiệt hại, lãnh đạo EVN chỉ dám nói là “thiệt hại rất lớn”, còn lớn bao nhiêu thì chưa có thống kê. Còn EVN chỉ lên tiếng mong người dân thông cảm. Còn phía EVN ai là người phải chịu trách nhiệm cùng 3 người chặt cây làm vướng dân điện đã bị tạm giữ thì chưa rai rõ. Đặc biệt, ai sẽ đền bù những thiệt hại do sự cố mất điện gây ra? Đấy vẫn là câu hỏi hơn chưa lời đáp.

Theo chuyên gia Ngô Trí Long, những nơi bị thiệt hại do sự cố mất điện có thể căn cứ theo hợp đồng đã kỳ với EVN để yêu cầu đền bù, hoặc có thể khởi kiện ra tòa để bảo vệ quyền lợi của mình.

Cho nhập nội tạng

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn thông báo Thủ tướng Chính phủ đồng ý đề nghị của Bộ NN&PT-NT, cho phép nhập khẩu nội tạng trắng đông lạnh và áp dụng các biện pháp để quản lý, giám sát, kiểm tra nhập khẩu mặt hàng này.

Thủ tướng cũng giao Bộ này chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương thực hiện các biện pháp quản lý; tiến hành thỏa thuận mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu nội tạng trắng đông lạnh với các nước xuất khẩu...

Trước đó, Bộ NN&PT-NT đã có văn bản gửi Thủ tướng đề xuất cho nhập khẩu trở lại nội tạng trắng đông lạnh nhằm tạo điều kiện cho việc đàm phán mở cửa thị trường đối với các mặt hàng nông lâm sản của Việt Nam, đồng thời giúp kiểm soát tốt hơn chất lượng và an toàn đối với mặt hàng này qua đường nhập khẩu chính ngạch.

Bắt giữ thực phẩm bẩn

Tuần qua lực lượng chức năng đã thu giữ và tiêu hủy nhiều vụ vận chuyển thực phẩm không an toàn.

Ngày 22/5, lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai phát hiện 1 xe container chở 30 thùng xốp chứa khoảng 1,6 tấn nội tạng động vật được chất trên thùng xe. Số nội tạng đã rỉ nước, bốc mùi hôi thối. Tài xế khai nhận số nội tạng này được vận chuyển từ Hà Nội vào Đồng Nai để “chẻ hàng” bằng cách chia thành các gói nhỏ, đưa đi tiêu thụ tại các chợ và quán nhậu tại TP.Biên Hòa và TP.HCM.

bat-giu-lon-thoi-Phunutoday.vn.jpg
Lực lượng chức năng bắt giữ lợn thối. Ảnh: TNO.

Ngày 21/5, lực lượng chức năng TP.HCM phát hiện xe khách lưu thông trên xa lộ Hà Nội hướng từ Đồng Nai về TP.HCM có nhiều biểu hiện nghi vấn nên yêu cầu dừng xe kiểm tra, phát hiện trong xe có 5 bao tải chứa đầy thịt heo, tổng số lượng 320 kg. Số thịt heo này có xuất huyết ngoài da, rỉ dịch và bốc mùi hôi; không có giấy chứng nhận kiểm dịch và không rõ nguồn gốc.

Ngày 20/5, lực lượng chức năng Hà Nội phát hiện, bắt quả tang vụ vận chuyển 1 tấn tóp, mỡ nước và bì lợn ôi thiu, mùi hôi thối nồng nặc. Toàn bộ 1 tấn tóp mỡ, mỡ nước và da lợn sống này được thu mua tại nhiều lò giết mổ, sau đó được vận chuyển về tiêu thụ tại một số làng có nghề làm bóng bì lợn để tiêu thụ…

Những lô hàng trên sau khi bị bắt giữ đã được đem tiêu hủy.

Tiêm vắc xin hết hạn sử dụng

Sáng 20/5, ông Phan Văn Ngọc (ở TP.Tuy Hòa) đưa con trai là 16 tuổi (học lớp 10) đến Trung tâm Y tế TP.Tuy Hòa để tiêm vắc xin Trivivac (vắc xin 3 trong 1 ngừa quai bị, sởi, sốt rubella) theo hình thức dịch vụ. Sau khi tiêm, con trai ông phản ứng thuốc dữ dội, và ông Ngọc phát hiện nhân viên của trung tâm này đã tiêm vắc xin hết hạn sử dụng đã 20 ngày. Bên ngoài hộp vắc xin này ghi ngày sản xuất là 3/10/2011, hạn sử dụng đến tháng 4/2013.

Đại diện Trung tâm Y tế TP.Tuy Hòa thừa nhận đã sai khi thực hiện mũi tiêm vắc xin mà không kiểm tra đầy đủ; trước đó cũng đã không kiểm tra kỹ vắc xin trước khi nhập kho.

Ngoài trường hợp trên có thể còn 48 người khác bị tiêm vắc xin hết hạn, vì có hơn 40 liều đã được sử dụng.

Ông Đoàn Hùng Ánh, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Y tế dự phòng TP Tuy Hòa giải thích: “Do hạn sử dụng trên hộp vắc xin ghi bằng chữ số La Mã, trong khi người tiêm đã lớn tuổi nên… đọc nhầm (!)”.

vac-xin-het-han-su-dung-phunutoday.vn.jpg
Hộp vắc xin hết hạn sử dụng từ tháng 4/2013 vẫn được tiêm. Ảnh: TNO.

Virus cúm A/H7N9 có thể lây từ người sang người

Ngày 21/5, tin từ Bộ Y tế cho biết, Cơ quan Y tế Trung Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa ra một báo cáo chung khẳng định, loại virus cúm H7N9 có khả năng lây từ người sang người mạnh hơn bất cứ một loại virus nào khác.

Báo cáo cũng cho biết nhiều thông tin về virus này vẫn chưa được giới nghiên cứu tìm ra. Những người tiếp xúc với gia cầm sống là có nguy cơ nhiễm cúm H7N9 lớn nhất. Cơ quan y tế Trung Quốc đã xác nhận, từ tháng 3 đến nay, nước này có 130 trường hợp nhiễm H7N9, trong đó 35 người đã tử vong, 57 bệnh nhân đã xuất viện.

Xuất hiện vi khuẩn ăn thịt người ở VN

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, phó trưởng khoa điều trị tích cực BV Bệnh nhiệt đới T.Ư cho hay, bệnh viện vừa điều trị thành công một bệnh nhân tỉnh Thái Bình nhiễm vi khuẩn Aeromonas hydrophila, thường được gọi là vi khuẩn ăn thịt người.

Theo bác sĩ Cấp, trong hai năm qua đã có 10 bệnh nhân nhiễm vi khuẩn ăn thịt người ở các tỉnh miền Bắc được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, bệnh nhân kể trên là bệnh nhân đầu tiên của năm 2013.

vi-khuan-an-nao-nguoi-phunutoday.vn.jpg
Bệnh nhân nhiễm vi khuẩn ăn thịt người điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư. Ảnh: TTO.

Diễn biến bệnh rất nhanh, vi khuẩn nhanh chóng làm hoại tử các phần thịt ở lưng, mũi, tay, chân, mông... và có đến 7/11 bệnh nhân nhiễm vi khuẩn ăn thịt người vào viện đã tử vong. Trước đó, ở Cần Thơ, Nha Trang cũng có thông báo ca bệnh, biểu hiện bệnh tương tự bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư nhưng cấy vi khuẩn lại không tìm ra nguyên nhân.

Bác sĩ Cấp cho biết phần lớn bệnh nhân không rõ đường lây truyền bệnh, nhưng có biểu hiện nhiễm trùng huyết diễn biến nhanh. Có ba trường hợp nguyên nhân rõ hơn: lội cống nước bẩn khi có vết thương chưa liền ở chân, làm việc trên bè tre nứa và bị nhiễm khuẩn sau khi có vết xước trên da, đi bắt cá bị ngạnh cá xiên vào tay.

Các bác sĩ tư vấn, vi khuẩn ăn thịt người có thể xuất hiện ở những vùng nước bẩn, nước bùn, cống rãnh... Những người làm nghề đặc thù liên quan đến nguồn nước này cần có trang phục bảo hộ để tránh nhiễm vi khuẩn. Người đi bắt cá, đá bóng hay vui chơi ở những vùng có nước bẩn cũng nên cảnh giác, đặc biệt là người có vết xước chưa lành ở tay, chân.

Số người bệnh đái tháo đường tăng 211%

Theo số liệu điều tra năm 2012 của Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường cả nước là 5,7%, tỉ lệ tiền đái tháo đường và rối loạn dung nạp đường là 12,8%. Trong đó, tại TP.HCM tỉ lệ đái tháo đường là 6,5% và tỉ lệ rối loạn dung nạp đường cao nhất nước là 17,5%.

So với 10 năm trước, hiện số người mắc bệnh đái tháo đường trong cả nước tăng 211% và số người rối loạn dung nạp đường tăng gần gấp đôi, tốc độ tăng rất nhanh so với thế giới.

  • Phạm Thanh
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn