Như vậy có thể thấy, trong số 4 loại thuốc mà anh Tuyên đã bỏ tiền mua thì chỉ có 1 loại thuốc có liên quan đến việc chữa trị bệnh viêm, loét dạ dày của anh Tuyên là Yumangel." />

Vì sao bác sĩ kê toa không đúng bệnh?

( PHUNUTODAY ) - weight: bold;"> Như vậy có thể thấy, trong số 4 loại thuốc mà anh Tuyên đã bỏ tiền mua thì chỉ có 1 loại thuốc có liên quan đến việc chữa trị bệnh viêm, loét dạ dày của anh Tuyên là Yumangel.

(Phunutoday) – “1.109.000 đồng tiền thuốc là tương đương với hơn 1,2 tạ thóc rồi. Để dành tạ rưỡi thóc để đến năm học mới mua sách vở cho lũ trẻ con đi học, giờ cũng phải bán đi để lấy tiền chữa bệnh, mà cũng hết sạch luôn, chẳng còn đồng nào. Đã nghèo lại còn bệnh tật” - Anh Lê Khang Tuyên, một bệnh nhân vừa khám bệnh đau dạ dày tại Bệnh viện Bach Mai than thở.

Đau một chỗ, khám tổng thể?

Như bất cứ quầy thuốc của bệnh viện khác, khu vực bán thuốc ở cổng bệnh viện Bạch Mai lúc nào cũng đông đúc, nhộn nhạo.

Khách hàng ở đây thì không cần nói cũng biết, đủ người từ khắp nơi đổ về, già trẻ trai gái đều chung một tâm trạng: "Lúc vào thì không đến nỗi nào mà lúc ra thì... mặt méo xệch".

Anh Lê Khang Tuyên (47 tuổi – đội 4, thôn Việt Thắng, xã Đồng Phúc, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) bước ra từ nhà thuốc của bệnh viện Bạch Mai vừa cầm hoá đơn tiền thuốc, thở dài. 1.109.000 nghìn đồng là số tiền anh vừa phải trả cho 4 loại thuốc. Loại rẻ nhất cũng có giá hơn 100.000 đồng, loại đắt thì 560.000 đồng. Quy ra thóc là gần 1 tạ.
 
Mô tả ảnh.
Đơn thuốc 1.109.000 đồng mà anh Tuyên vừa mới mua
 
“Ở nhà tôi thường bị đau bụng, cũng đoán là đau dạ dày nhưng vì công việc nhiều, gia đình cũng không có gì dư giả nên vẫn cố gắng chịu. Đến hôm qua thì đau dữ dội quá, không chịu được nữa đành phải lặn lội lên tận đây để khám. Bác sĩ bảo tôi đã bị viêm, loét dạ dày và kê đơn thuốc cho tôi uống. Ra đến nhà thuốc rồi mới biết hết nhiều tiền như vậy, chẳng lẽ lại không mua? Không mua về uống rồi mai mốt lại lặn lội đi khám nữa thì còn tốn kém đến mức nào?” – Anh Tuyên thở dài thườn thượt.

“1.109.000 đồng tiền thuốc là tương đương với hơn 1,2 tạ thóc rồi. Để dành tạ rưỡi thóc để đến năm học mới mua sách vở cho lũ trẻ con đi học, giờ cũng phải bán đi để lấy tiền chữa bệnh, mà cũng hết sạch luôn, chẳng còn đồng nào. Đã nghèo lại còn bệnh tật”.

Cũng theo lời kể của anh Tuyên, gia cảnh nhà anh hết sức khó khăn. Cả nhà có 5 người, mẹ anh già yếu, bệnh tật, thi thoảng lại phải nằm viện điều trị dài ngày. Hai đứa con của anh, đứa con gái lớn đang chuẩn bị lên lớp 10, còn đứa con trai bé lên lớp 7 vẫn đang ở tuổi ăn, tuổi học. Hai vợ chồng anh Tuyên đều làm nông, cả gia đình 5 người chỉ biết nương tựa vào 2 sào ruộng, và tiền hai vợ chồng anh đi làm thuê, làm mướn. Thời điểm nào được mùa thì thu hoạch được hơn 1 tạ thóc/1 vụ, tính ra cũng chỉ bằng số tiền mà anh Tuyên vừa phải trả để mua thuốc hôm nay. Còn vụ nào thất bát thì phải chịu đói dài dài. 
 
Photo1229.jpg
Các loại thuốc mà bác sỹ kê đơn cho anh Tuyên
 
Mượn anh Tuyên hoá đơn thuốc mà anh đang cầm trên tay, chúng tôi thấy bác sĩ kê cho anh 4 loại thuốc, toàn những loại thuốc nhiều tiền. “Cả 4 loại thuốc này đều chữa bệnh đau dạ dày của anh ạ?” – Tôi hỏi.

“Không, lúc nãy khám bác sĩ thấy tôi băng ở chân nên cũng kiểm tra qua rồi bảo tôi phải uống thêm thuốc để phòng viêm nhiễm. Số là người làm nông như chúng tôi lúc nào chẳng xước sát, tay chân chẳng đau nhức. Tôi cũng không biết bác sỹ kê những thuốc gì.” – Anh Tuyên cho biết.

Vì không am hiểu về các loại thuốc nên chúng tôi mượn lại đơn thuốc của anh Tuyên, ghi chép và chụp ảnh lại, định lát nữa sẽ ra hiệu thuốc hỏi các dược sỹ. Xong xuôi, anh Tuyên xách túi, từ biệt chúng tôi, thất thểu ra bến xe để về nhà.

Kê toa cứ giã thuốc thật đắt, cho chắc ăn?

Sau khi tạm biệt anh Tuyên, PV Phunutoday đã đến một hiệu thuốc tại địa chỉ 193 đường Giải Phóng (đối diện với Bệnh viện Bạch Mai), nhưng một dược sĩ ở đây chỉ nói qua loa: "Đây là thuốc đau dạ dày, bác sĩ phải kê thêm thuốc bổ để uống hỗ trợ chứ, có gì mà phải thắc mắc?"
 
Chưa thoả mãn với câu trả lời đó, phóng viên Phunutoday liên hệ với nhà thuốc Minh Phúc của Dược sỹ Nguyễn Thị Huyền tại địa chỉ phố Kim Ngưu - Hai Bà Trưng - HN để tìm hiểu. Tại đây, chị Huyền cho chúng tôi biết rằng, Korulac là một loại thuốc giảm đau, chống viêm, hạ sốt. Còn Yumangel là thuốc làm giảm các triệu chứng đầy hơi, ợ chua, đau tức, nóng rát của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
 
Mô tả ảnh.
Nhà thuốc của Dược sỹ Nguyễn Thị Huyền
 
“Riêng loại NextG Cal được kê trong đơn thuốc thì chỉ là một sản phẩm bổ sung canxi được bào chế nhằm giúp cho xương, mô và răng chắc khoẻ, giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh loãng xương thôi. Nếu bệnh nhân bị viêm, loét dạ dày thì loại thuốc này không giúp ích được gì, còn nếu bệnh nhân có vấn đề về xương khớp thì có thể sử dụng rất nhiều loại thuốc bổ khác có giá thành rẻ hơn rất nhiều mà vẫn đạt hiệu quả.” - Dược sỹ Huyền cho biết.

Nhìn lại hoá đơn thuốc mà anh Tuyên đã mua, sản phẩm NextG Cal có giá 329.000 đồng cho 60 viên thuốc.
Mô tả ảnh.
NextG Cal được quảng cáo tại một trang web trên mạng
 
“Còn thuốc Ipentol được chỉ định dùng cho các bệnh hẹp động mạch ngoại biên, các rối loạn tuần hoàn do xơ cứng động mạch, đái tháo đường, viêm và rối loạn tuần hoàn chức năng, các rối loạn chức năng dinh dưỡng, loét và hoại tử cẳng chân. Các trường hợp thiếu máu thoảng qua, khập khiễng cách hồi. Các rối loạn về nghe nhìn và mất thăng bằng do thiếu máu. Các rối loạn tuần hoàn ở mắt liên quan đến quá trình thoái hóa mạch gây rối loạn thị lực… Nếu để điều trị bệnh viêm, loét dạ dày thì đây cũng không phải là loại thuốc đặc trị hay hỗ trợ cho việc điều trị bệnh này”. Đây cũng là loại thuốc có giá đắt nhất, 560.000 nghìn đồng (gần bằng 1tạ thóc của anh Tuyên).
Mô tả ảnh.
Thuốc Ipentol được giới thiệu rất đầy đủ về thành phần, đặc tính và công dụng chữa bệnh
Như vậy có thể thấy, trong số 4 loại thuốc mà anh Tuyên đã bỏ tiền mua thì chỉ có 1 loại thuốc có liên quan đến việc chữa trị bệnh viêm, loét dạ dày của anh Tuyên là Yumangel. Cùng lắm, là thuốc Korulac (thuốc chống viêm nhiễm, giảm đau, hạ sốt) được bác sỹ kê thêm vì sợ vết thương của anh bị nhiễm trùng, còn hai loại thuốc còn lại không hề cần thiết cho việc chữa trị của anh.

“Nếu bị viêm loét dạ dày mà uống thuốc song song hai loại thuốc Korulac và Yumangel thì sẽ không ổn, vì thuốc Korulac sẽ làm bệnh loét dạ dày nặng thêm.” - Dược sỹ Huyền cho biết.

Mặt khác, theo ý kiến của dược sỹ, thuốc Ipentol có giá 560.000 đồng, tuy có chức năng chống loét và hoại tử cẳng chân, nhưng nếu vết thương không thực sự quá nặng thì cũng không nhất thiết phải dùng đến sản phẩm đắt tiền này.

Vậy nếu tính ra, để chữa trị cho bệnh đau dạ dày và chống viêm nhiễm từ vết thương của anh Tuyên thì chỉ cần 2 loại thuốc Yumangel, Korulac có giá gần 220.000 đồng, thay vì phải chi trả 1.109.000 đồng (gấp 5 lần so với số tiền đúng ra anh phải trả), tương đương với hơn 1 tạ thóc mà anh Tuyên đã phải bán đi để lấy tiền chữa bệnh.
  • Duyên Duyên
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn