Cuộc hôn nhân của hai kẻ bạo chúa tàn độc nhất châu Âu

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Ngọn lửa bắt đầu bùng cháy. Những tiếng van xin, kêu khóc bắt đầu cất lên, nhưng vị nữ hoàng khát máu vẫn dửng dưng ra lệnh tăng thêm lửa. Mary I – người đàn bà đã ra lệnh thiêu đốt 300 người ấy càng trở nên tàn ác và khát máu hơn khi kết đôi cùng Philip II – kẻ cũng được mệnh danh là ông vua tàn ác nhất trong lịch sử Châu Âu.


máu và hoàng đế độc ác

Nước Anh vào thế kỷ 16 được ghi nhận là thời kỳ khó khăn nhất dưới sự trị vì của Nữ hoàng Mary I. Sau cái chết của Vua Henry VIII vào năm 1547, Edward VI lên nối ngôi khi mới 10 tuổi. Edward VI vừa bệnh tật đầy mình lại vừa quá non trẻ, nên các quan đại thần ra sức nắm quyền cai trị. Edward ở ngôi được 6 năm thì chết và Mary lên kế nghiệp, mở ra một thời kỳ tàn khốc dưới đế chế mang tên Mary.

Là con gái của Vua Henry VIII, một ông vua nổi tiếng là đa tình và tàn ác, nổi danh chém đầu vợ, Mary bộc lộ những tính cách giống hệt cha mình, thậm chí độ tàn ác còn kinh khủng hơn.

Khi trở thành nữ hoàng, bà Mary khuynh loát mọi thứ kể cả mặt tôn giáo. Mary vốn là một tín đồ Da-tô ngoan đạo, bà cương quyết phục hồi đạo Da-tô và quyền lực Giáo Hoàng ở Anh quốc. Dưới ảnh hưởng của bà, Quốc hội Anh đã phải hủy bỏ “Đạo luật chủ quyền tối cao” và tất cả những cải cách trong thời Anh Hoàng Edward VI. 

Bất chấp mọi chỉ trích chống đối, Mary I coi thường tất cả và sẵn sàng đương đầu với bất cứ thế lực nào. Thật ra lúc bấy giờ không ai dám ngang nhiên chống đối bà một cách trực diện ngoài những vị chức sắc trong Giáo hội Anh. Mary đưa ra một châm ngôn nổi tiếng đó là "giết những kẻ la lối để chúng im hơi".

Bà đã ra lệnh đàn áp, khủng bố và càng cố tạo ra nhiều khủng bố càng tốt để gây khiếp đảm, kinh hoàng trong dân chúng và cho những người chống đối. Trong suốt thời gian nắm quyền hành, có thể gọi cái thú tiêu khiển của Mary là thiêu sống những ai chống đối. Lịch sử còn ghi chép lại cuộc hành hình của Mary đối với 300 người được cho là chống đối lại bà.
Mary và Philip
Mary và Philip

Trong một buổi chiều tối nhập nhoạng, 300 con người bị trói chặt và những binh lính của Mary dùng vũ lực để đưa họ lên trên giàn thiêu. Mặc cho những lời van xin, những kháng cự yếu ớt của những con người này, lửa vẫn được nổi lên. Mary đứng ở một khán đài quan sát và ra lệnh từ phía xa. Ngọn lửa bắt đầu bùng cháy. Những tiếng van xin, kêu khóc bắt đầu cất lên. Mary nghe thấy nhưng vẫn dửng dưng, lại ra lệnh tăng thêm lửa. Ngọn lửa nhanh chóng bùng phát dữ dội.

 Trong ánh lửa đang bốc cháy hừng hực, sáng bừng cả một góc trời, hơn 300 con người quằn quại vì bỏng và đau đớn. Những tiếng la hét kinh động một góc trời. Mùi da thịt cháy khét quyện với mùi khói lửa làm quánh đặc cả vùng không gian cách đó hàng trăm dặm. Từ vị trí của mình trên khán đài, Nữ hoàng Mary chứng kiến tất cả những hình ảnh đó. Bà mãn nguyện ngửa cổ lên trời cười sằng sặc.

Không chỉ nổi tiếng bởi vụ thiêu sống 300 người, Mary I còn lộng hành và tàn bạo đến độ cho tiêu diệt hết những vị chức sắc trong Giáo hội Anh, những người dám công khai chống lại Mary. Tổng Giám Mục Cranmer, Nicolas Ridley, Hugh Latiner… đều lần lượt bị Mary Đệ Nhất ra lệnh đóng vào cột gỗ dựng giữa quảng trường và thiêu sống vì họ đã lớn tiếng chống đối những hành động ngang ngược của bà. Với tất cả những tội ác cũng như sự tàn bạo của Mary, dân chúng đặt cho bà một biệt danh là “Mary đẫm máu” (Bloody Mary) giống như “Theodora đẫm máu” của Hy Lạp.

Cùng thời với Mary, nhưng ở đất nước Tây Ban Nha, Philip II cũng nổi danh là một bạo chúa tàn bạo. Philip được sinh ra ở Valladolid, con trai Vua Charles V của Thánh chế La Mã và vị hôn thê là Hoàng hậu Isabella của Bồ Đào Nha. Trong triều đại của ông, Tây Ban Nha là một đế chế có quyền lực hàng đầu châu Âu.

Dưới sự cai trị của Philip, Tây Ban Nha đã đạt được tầm ảnh hưởng và quyền lực của mình, chỉ đạo cuộc thám hiểm trên toàn thế giới và giải quyết việc khai hoang các vùng lãnh thổ trong tất cả các châu lục được biết đến.
f
Mary

Trong những trận quyết chiến với quân đội các nước, Philip đã bắt nhốt rất nhiều các tù binh. Những tù binh này đều được Philip chia làm hai loại với hai cách hành quyết khác nhau: Những tù binh thường thì chém đầu. Còn những tù binh là những tín đồ dị giáo thì cho đóng vào cột rồi nổi lửa thiêu sống. Philip II đã vô cùng khoái trá khi làm những điều tàn ác và nghĩ rằng đó là một sáng kiến thú vị lạ lùng.

Và cuộc hôn nhân của hai kẻ bạo chúa

Suốt cả thời thơ ấu của Mary, Vua Henry III đã đàm phán cho cô nhiều cuộc hôn nhân trong tương lai. Khi mới chỉ 2 tuổi, Mary đã được hứa gả cho Dauphin, con trai của Vua Francis I của Pháp, nhưng sau ba năm, hợp đồng đã được bác bỏ.

Năm 1522, khi lên 6 tuổi, Mary được vua cha tác thành với người anh em họ 22 tuổi của mình. Tuy nhiên, trong vài năm sau đó, thỏa thuận cũng bị phá vỡ. Đức Hồng Y Wolsey, Cố vấn Trưởng của Vua Henry III, sau đó đã nối lại cuộc đàm phán hôn nhân với người Pháp, và Henry đề nghị rằng Mary kết hôn với cha của Dauphin, Vua Francis I, người đã hăng hái thiết lập một mối quan hệ liên minh với Anh.

 Một hiệp ước hôn nhân đã được kí kết mà theo đó, Mary sẽ kết hôn với Vua Fancis I hoặc con trai thứ hai của ông ta. Tuy nhiên, Đức hồng y Wolsey sau đó đã thương lượng một liên minh với Pháp mà không cần đến hiệp ước hôn nhân.

Sau rất nhiều hiệp ước bất thành, ở vào tuổi 37, Mary bắt đầu để ý tới việc kết hôn và để khởi đầu cho công cuộc tìm kiếm một người thừa kế trong tương lai. Hoàng tử Philip của Tây Ban Nha khi đó đã có một cuộc hôn nhân từ trước và là người thừa kế một vùng lãnh thổ rộng lớn ở lục địa Châu Âu và Thế Giới Mới. Khi được xem bức chân dung đầy đủ của Philip vào tháng 9 năm 1553, Mary đã tuyên bố ngay là mình có tình cảm đặc biệt với người này.

Bằng mọi giá, cuộc gặp gỡ với Philip đã được tiến hành. Khi Mary khăng khăng đòi kết hôn với Philip, một cuộc nổi dậy đã nổ ra ở Anh. Người Anh khi đó không muốn có một ông vua nước ngoài và họ lo sợ rằng nước Anh sẽ phải chịu lệ thuộc vào Tây Ban Nha.

Tuy nhiên đám cưới của Mary và Philip vẫn diễn ra, thậm chí diễn ra một cách chóng vánh, chỉ hai ngày sau cuộc gặp mặt giữa hai người. Đó là một đám cưới xa hoa vào hàng bậc nhất, với chiếc váy cưới được dệt từ vàng và bạc đã đi vào lịch sử. Mary chìm ngập trong hạnh phúc, bởi cuộc hôn nhân này xuất phát từ tình yêu sét đánh của bà.

Tuy  nhiên, với Philip thì đó hoàn toàn là cuộc hôn nhân với mục đích và chiến lược chính trị. Philip không có tình yêu với Mary và ông đã từng viết: “Cuộc hôn nhân không gắn liền với mục đích xác thịt mà là để khắc phục những rối loạn của vương quốc này”.
Philip
Philip

Sau hôn nhân, Hoàng đế Charles V nhượng lại vương miện Naples, cũng như tuyên bố Vương quốc Giê-ru-sa-lem thuộc về Philip. Vì vậy, Mary trở thành Nữ hoàng của Naples và Nữ hoàng Giê-ru-sa-lem trên danh nghĩa. Philip trở thành chồng của Nữ hoàng Mary và tự coi mình là Vua nước Anh cho đến lúc Mary chết vào năm 1558. Philip không thể nói được tiếng Anh, và vì vậy họ đã nói chuyện với nhau bằng một tổ hợp tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, và tiếng Latin.

Sự kết hợp này đã khiến cả hai kẻ bạo chúa đến từ hai nước khác nhau trở thành một cặp bài trùng, để được mệnh danh là cặp đôi tàn ác nhất trong lịch sử. Lúc Mary I về làm vợ Philip II, bà hoàng này lại học thêm được những phương cách giết người theo kiểu mới. Hai vợ chồng đã trở thành những con ác quỷ tung hoành trên thế gian mà Âu Châu là vùng đất hoạt động của họ.

Năm 1555, để khống chế cả Âu Châu, Philip II đã cho vợ được tha hồ làm mưa làm gió ở Anh và Mary Đệ Nhất đã ra tay tàn sát hàng loạt người không tuân theo ý chỉ của Mary.

Năm 1558 Vua Philip điều hạm đội Armada đi chinh phạt nước Anh. Philip lên kế hoạch xâm lược nước Anh từ 1570 đến 1588, mục đích của ông ta là phế truất Nữ hoàng Elizabeth, Tin Lành dị giáo và phục hồi Công giáo ở Anh. Cuộc chiến tranh tàn khốc chấm dứt vào năm 1558 và đây cũng là thời điểm chấm dứt luôn uy quyền của Mary Đệ Nhất.

Mary rất yếu và gần như nằm liệt giường từ tháng 5 năm 1558. Trong một lần đau bụng, Mary đã lầm tưởng mình có thai. Tuy nhiên một thời gian sau đó người ta đã phát hiện ra Mary bị ung thư dạ dày. Mary qua đời ở tuổi 42 mà không để lại bất k
ỳ sự thừa kế nào.

 Nhiều tư liệu lịch sử kể rằng, vào những ngày tháng cuối đời, khi phát hiện Mary bị bệnh, Vua Philip II đã ruồng bỏ bà khiến bà đau khổ và thất vọng vô cùng. Philip bỏ mặc Mary sống âm thầm cô độc trong một lâu đài, không có ai thăm viếng và an ủi, chăm sóc. Mary I sống trong tuyệt vọng và ân hận từ đó cho đến chết. Tương truyền, khi chết, Mary đã đau đớn quằn quại mà kêu lên: “Ôi! Máu! Máu! Máu ngập cả người ta!” rồi tắt thở.

Lê Anh

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn