Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: "Tôi lúc nào cũng có vũ khí bên mình!"

( PHUNUTODAY ) - "Mánh khóe" của tôi là: 15 năm qua không bao giờ đứng tên số điện thoại bàn; đổi khách sạn liên tục khi đến một địa bàn lạ; quy luật hoạt động khi tác nghiệp cũng thường xuyên thay đổi;

(Phunutoday) - Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng (hiện đang công tác tại  Ban Phóng sự, Báo Lao Động) là cái tên được nhiều độc giả biết đến qua những thiên phóng sự nhiều khám phá độc đáo, giàu sức chiến đấu bảo vệ công lý và giàu giá trị nhân văn. Từ những câu chuyện ở bản làng hút nơi rừng sâu núi thẳm, tới các vấn đề thời sự nóng bỏng..., anh đều kịp thời có mặt.

Nhân ngày báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, Phunutoday đã có cuộc nói chuyện cởi mở cùng anh, nghe anh kể về nghề báo và cái nghiệp phóng sự “nhiều vinh quang nhưng cũng lắm chông gai” mà anh đã và đang theo đuổi.

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng làm quen với người và Ngao Tây Tạng.
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng làm quen với người và Ngao Tây Tạng.

 

PV:- Cơ duyên nào đã dẫn dắt đưa anh đến với nghề báo rồi gắn bó với phóng sự?

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: - Tôi, hồi phổ thông, ước mơ làm 3 nghề: luật sư, nhà báo và nhà giáo. Sau này tôi không thích nghề luật sư nữa, vì nhiều lý do không tiện nói. Tôi học báo chí và tham gia thỉnh giảng ở một số trường Đại học, cao đẳng, đi nói chuyện nghề ở rất nhiều tỉnh thành, như một sự sẻ chia hay một chuyến đi giao du nghỉ dưỡng cùng các đồng nghiệp mến thương. Thế làm được cả hai nghề mình đang thích.

Tôi làm báo vì tôi học báo, tôi học báo vì hồi thi khối C tôi đỗ mỗi một… khoa báo (của Học viện Báo chí –Tuyên truyền), mà hồi đó họ hạ điểm đến lần thứ 3 mới “trúng”. Tôi đi học sau các bạn 1 tháng vì phải chờ hạ điểm!

Cơ duyên đến với phóng sự? Tôi chỉ nhớ, hồi là sinh viên, tôi viết đủ dạng, kể cả các mẩu chuyện cười gồm hai cái gạch đầu dòng độ gần 100 chữ, với nhuận bút 15 nghìn đồng (thời giá năm 1995). Sau này, tôi thấy phóng sự giúp tôi xông vào cuộc sống được nhiều nhất, đó là đam mê khám phá của tôi, đi nhiều nhất, hỏi kỹ nhất, phân tích lắm lẽ và nhiều chữ nghĩa nhất. Viết tràn cung mây. Lại thêm, nhuận bút cho bài phóng sự bao giờ cũng cao nhất trong bất cứ số báo nào. Thế là tôi viết, viết lấy tiền ăn cơm bụi.

Hồi tôi sinh viên, báo Lao Động trả 500 nghìn đồng một phóng sự, bằng một chỉ vàng đấy! Báo Văn nghệ Trẻ trả 300 nghìn/bài, đủ tiền tôi ăn cơm bụi hơn 1 tháng trời. Thế thì ở quê tôi, cày cuốc kiểu gì cho lại? Thế là tôi viết, viết một bài vất vả bằng tưới khoai tây, hái chè 6 ngày tôi cũng viết. Viết mãi thành nghề. Thành nghề rồi, thì thấy viết không vất vả lắm nữa, nó thành đam mê rồi thì viết nó có khoái cảm nữa.

NB Đỗ Doãn Hoàng:- Cũng như bạn, tôi buồn lắm chứ. Tôi gặp rủi ro, tôi cũng bị đe dọa nhiều. Nhưng may là chưa bập vào vụ bị cám dỗ và bẻ cong nào. Nhưng việc bẻ cong ngòi bút thì tôi biết khá rõ. Cho phép tôi không bình luận gì. Chỉ xin nói: tại sao tôi không bẻ cong ngòi bút, vì tôi tiếc ngòi bút lắm. 15 năm rồi, rèn bút, giờ bẻ bỏ, có khác gì mình tự ăn thịt mình.

Bẻ vì tiền ư? Vì cái gì xôi thịt khác ư? Ngoài chuyện lương tâm và đạo đức không cho phép ra. Tôi chỉ xin hỏi: những cái đó đủ để đánh đổi tâm huyết 15 năm qua của mình không? Tôi thương người bẻ cong ngòi bút, thương họ như thương tôi vậy. Tôi cũng có thiếu cái gì nhiều lắm đâu mà phải đánh đổi nhỉ (đừng nghĩ tôi kiêu nhé, tôi chỉ nói thật thà quá thôi). Lý do tôi không bẻ cong ngòi bút, có khi, trước hết, nó chỉ đơn giản vậy thôi.

PV:- Thời gian gần đây có nhiều vụ nhà báo bị hành hung khi đang tác nghiệp, nghề báo nghề báo có phải là một nghề nguy hiểm?Anh có thể kể pha nguy hiểm mà anh gặp trong tác nghiệp gần đây nhất không?

NB Đỗ Doãn Hoàng:- Quá đúng! Trước hết là đi nhong nhong suốt ngày, liên tục tiếp cận với các đề tài mới, phải nghiên cứu, phải điều tra và học hỏi liên tục, lúc nào cũng đối mặt với các… sai sót có thể xảy ra. Chữ nghĩa nặng lắm, một chữ sai có thể là một tai họa với nhà báo và với rất nhiều người xung quanh.

Nhà báo chân chính là nhà báo đầy quyền lực (quyền lực của con chữ), nhưng cũng chính vì thế mà họ phải đối mặt với quá nhiều cám dỗ và ngay cả bị đe dọa, hành hung... Nói chung, bạn là người làm báo, chắc tôi không cần nói kỹ hơn về điều này. Bản thân tôi cũng bị khốn đốn vì đe dọa và đánh đuổi không biết bao nhiêu lần.

Đỗ Doãn Hoàng vs Ngao Tây Tạng.
Đỗ Doãn Hoàng vs Ngao Tây Tạng.

 

PV:- Anh có thể kể pha nguy hiểm mà anh gặp trong tác nghiệp gần đây nhất không?

mỹ nhân kế (!), hai là dùng tiền (nhưng chúng cũng tự bảo cách này không được vì...  thằng này là thằng điên, có vẻ nó chê tiền!), ba là đe dọa trực tiếp bằng việc gây tai nạn cho tôi, bắt cóc con tôi, tấn công nhà tôi...

Xin kể câu chuyện thật mà tôi đang nghĩ lúc này về chuyện bị đe dọa. Rằng, thật sự, lúc này tôi thương bố mẹ, vợ con, anh em của tôi lắm, họ âm thầm lo sợ cho tôi, họ biết tôi giấu họ những hiểm họa mà tôi đang tìm cách tránh… Có lúc tôi tắt máy cả tuần, lánh đi xa xa vì những lời đe dọa. Cả lời đe dọa không phải của bọn xã hội đen…

Nhưng, dường như, người thân cũng biết rằng, nếu tôi tròn vành vạnh và cùn nhụt đi vì tìm nơi để mình làm “giá áo túi cơm”, thì có lẽ họ lại thấy buồn hơn. Và đó là động lực để tôi thêm tin, thêm được an ủi, rằng mình đã đi đúng lối. Có nhiều chuyện, thật sự tôi không muốn kể với bạn. Vừa rồi có một  người khuyên tôi sau vụ việc tày trời người ta dọa dẫm tôi, người ấy đọc thơ vui: “Ở hiền thì khắc gặp lành/ chiếu rách tan tành trời lại… vá cho!”.

Cây ngay chắc không sợ chết đứng. Ma quỷ dĩ tất đương nhiên là nó phải sợ người. Đấy, tôi cứ hô khẩu hiệu mà các cụ dạy thế cho nó đỡ… buồn. (Có thể tôi quá ngây thơ chăng?).

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng ở  Cao Bằng.
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng ở Cao Bằng.

 

PV:- Anh có thể tiết lộ bí quyết cá nhân để tự bảo vệ mình khi tác nghiệp trong điều kiện nguy hiểm?

NB Đỗ Doãn Hoàng:- Tôi quê lắm. Tôi phải trốn đấy, một số bài gần đây thì hành động tiêu cực của tôi là toàn ký tên nữ tác giả.  Hay sau khi tôi điều tra kỹ quá về vụ tiêu cực, nếu tôi đăng báo, cầm chắc sự đe dọa, chửi bới, hoặc tấn công.

Tôi bèn nhờ một nhà báo khác giới tính gọi điện cho đối tượng để tiếp tục tìm hiểu, đến gặp đối tượng để điều tra theo thư  bạn đọc. Lúc đó, đối tượng hiểu vụ việc không chỉ tôi biết, và nếu sự việc lên báo ầm ĩ, chưa chắc đã do tôi viết ra.

Có thể, nhiều người không đồng ý với lối tác nghiệp (đôi khi) đó của tôi. Nhưng, trong khi chưa tìm cách bảo vệ an toàn được cho mình, mà vấn đề nóng, vấn đề hay, vấn đề bức thiết cho nhân sinh thì tôi phải ’’đánh’’ - nhưng không dám ra mặt. Cũng như người chiến sỹ ra trận, dũng cảm không phải là sự hy sinh, dũng cảm là việc chiến đấu có hiệu quả, đem về chiến thắng.

Tôi thấy, nghề của chúng ta, đang có xu hướng càng ngày càng nguy hiểm. Hình ảnh nhà báo ở NLĐ bị tống lên xe, chở thẳng đến trụ sở công an ở Lạng Sơn để thách thức đã ám ảnh tôi. Càng phải cẩn trọng hơn, cẩn trọng để tiếp tục đường xả thân làm một phu chữ không nhẹ lòng với ấm lạnh cuộc đời...

PV:- Xin trao đổi với anh câu cuối cùng: Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân có câu slogan (khẩu hiệu) khá hay: không nhất thiết phải nhảy vào chảo mỡ, anh mới viết và hiểu được số phận của miếng tóp mỡ! Anh có đồng tình với ý kiến của đó?

NB Đỗ Doãn Hoàng:- Tôi tâm đắc cái ý thông minh và hài hước đó, và ít nhất 10 lần nhắc lại câu này khi đứng trên bục giảng với các bạn sinh viên, cũng như các đồng nghiệp.

Chỉ cảnh báo: nếu hiểu sai ý anh Nhân là chết đấy nhé. Cứ không thèm nhảy vào chảo mỡ để viết về tóp, rồi mai bạn sẽ không thèm đến đám cháy rừng khi viết về cháy rừng, không thèm gặp phía bên kia sau khi nghe bên này tố cáo, thế là “tự bịt một bên tai mình”, thế là bút sa gà chết.

Thế là sinh ra bệnh lười, thọc chân vào gầm bàn, đi lấy tư liệu trong phòng máy lạnh. Ý anh Nhân là, “không nhất thiết…”, chứ không phải là… “lúc nào cũng không cần” (cười).

- Cảm ơn anh

Phạm Ngân (Thực hiện) 

[links()]

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn