Báo Trung Quốc: Việt Nam có sức mạnh quân sự hàng đầu ở Đông Nam Á

( PHUNUTODAY ) - Tờ Chinanews đánh giá những hợp đồng vũ khí gần đây của Việt Nam mua từ Nga đã đưa Việt Nam lên vị trí đứng đầu về mặt quân sự ở Đông Nam Á.

(Phunutoday) - Bài phân tích trên Chinanews nói rằng: Sau sự kiện Trung Quốc thử nghiệm thành công tàu sân bay, tình hình ở Biển Đông vốn đã “nóng” lại càng căng thẳng thêm bởi sự xuất hiện của rất nhiều loại tàu chiến, máy bay mới.


Tờ báo này cũng nói thêm trong 5 nước có chủ quyền ở Biển Đông bao gồm: Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei thì lực lượng quân sự của Việt Nam, đặc biệt là hải quân sở hữu khả năng chiến đấu toàn diện nhất.

Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa tàu ngầm Kilo 636 của Hải Quân VIệt Nam, ảnh:World Defence

Bằng hợp đồng mua 6 chiếc tàu ngầm Diezel – điện Kilo dự án 636 Varshavyanka nếu được biên chế cho hải quân Việt Nam khoảng năm 2015 - 2016 sẽ giúp cho khả năng tấn công, phòng thủ dưới mặt biển của Việt Nam có sự nhảy vọt về chất, đặc biệt là khi phối hợp tác chiến với máy bay chiến đấu Su-30MK

Mô tả ảnh.
Những chiếc Su-30MK2 của Không quân Việt Nam, ảnh:dantocvietnam.com

Ngoài ra, Việt Nam mua 6 máy bay đa dụng loại DHC-6 Twin Otter Series 400 từ Canada.Công ty Viking Air từ Canada xác nhận Việt Nam vừa đặt mua 6 máy bay đa dụng loại DHC-6 Twin Otter Series 400.Hợp đồng với thời gian giao hàng từ 2012 đến 2014, máy bay Twin Otter Series 400 sẽ được lắp đặt trang thiết bị để thực hiện việc tuần tra bờ biển, tham gia một số hoạt động tác chiến của hải quân.

Mô tả ảnh.
Máy bay đa dụng loại DHC-6 Twin Otter Series 400 của Cảnh sát biển Việt Nam, ảnh: Vietnamnet.vn

Tờ báo này cũng cung cấp khá nhiều thông tin về sức mạnh quân sự của các nước còn lại trong khu vực:

Malaysia: Có tàu chiến mạnh nhất Đông Nam Á

 
Lực lượng hiện có của Hải quân Hoàng gia Malaysia là 17.000 binh sĩ (gồm lực lượng không quân của hải quân), 2 tàu khu trục tên lửa lớp Leiku (do Anh chế tạo) và 2 tàu hộ tống lớp Kedah (do Đức chế tạo) là chủ lực của hạm đội hải quân Malaysia.Trong đó, tàu khu trục lớp Leiku dài 97,5 m, rộng 12,8 m, cao 3,6 m, lượng choán nước 2.270 tấn, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ, phục vụ hoạt động 5.000 dặm.
Mô tả ảnh.
Malaysia cũng sở hữu 2 tàu khu trục lớp Leiku mua của Anh, ảnh:Bee.net.vn
Tàu được trang bị tên lửa chống hạm Axocet, tên lửa phòng không Seawolf, pháo Bofors 57mm, pháo phòng không MSI 30mm, 3 ống phóng ngư lôi Whitehead B515 324mm và các trang thiết bị tác chiến điện tử hiện đại khác. Đây là một trong những tàu chiến chủ lực có khả năng tác chiến tổng hợp mạnh nhất ở khu vực Đông Nam Á, được biên chế chính thức năm 1999.
Mô tả ảnh.
Tàu tuần tra thế hệ mới lớp Kedah,ảnh:Bee.net.vn
Về lực lượng tàu ngầm, Malaysia mua của Pháp 2 tàu Scorpene và bắt đầu hoạt động năm 2009.
Mô tả ảnh.
Hải quân Hoàng gia Malaysia có 2 chiếc tàu ngầm Scorpene mới mua của Pháp năm 2009, ảnh: Bee.net.vn
Malaysia có thực lực không quân tương đối mạnh, sở hữu máy bay chiến đấu tương đối tiên tiến do Nga và Mỹ chế tạo, tổng cộng có 42 máy bay thế hệ thứ ba, là nước có máy bay thế hệ thứ ba nhiều nhất trong số các nước nhỏ quanh Biển Đông, bao gồm 18 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKM đặt mua năm 2002, còn có 8 máy bay chiến F/A-18D Hornet và 16 máy bay chiến đấu MiG-29N đang hoạt động.

Indonesia: Một đối thủ đáng gờm

Hải quân Indonesia có 43.000 binh sĩ, có khoảng 130 các loại tàu chiến; không quân có 22.000 binh sĩ, 250 các loại máy bay, trong đó có 91 máy bay tác chiến.Indonesia có 2 tàu ngầm lớp Chakra (mua của Đức). Có 6 tàu khu trục lớp Ahmad Yani, 3 tàu hộ tống lớp Fatahilah, 3 tàu Tiyahahu, 1 tàu Hajaerdawentala, 4 tàu Shamadikun. Nhiều tàu được biên chế từ những năm 80 – 90 của thế kỉ trước.

 

Mô tả ảnh.
Tàu ngầm KRI 402 Nanggala của Hải quân Indonesia, ảnh: Vietnamdefence.com
Biên chế  Bộ Tư lệnh tác chiến không quân, 92 máy bay tác chiến. Theo phân tích của chuyên gia quân sự, rất nhiều máy bay chiến đấu của Indonesia đã cũ kỹ. Nhưng thời gian gần đây, Indonesia đang hợp tác với Hàn Quốc để sản xuất máy bay tàng hình thế hệ thứ 5, một khi dự án này thành công Indonesia sẽ nâng cao tiềm lực quân sự mình lên rất nhiều. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, chi phí quân sự của Indonesia năm 2010 là 600,9 triệu USD.

Brunei: Hải quân vẫn còn hết sức non trẻ

Mô tả ảnh.
Tàu Hải quân của Brunei,ảnh:ttvnol.com
Hải quân Brunei chỉ có hơn 1.200 binh sĩ. Brunei từng mua 3 tàu hộ tống lớp F2000 của Anh, tính năng tổng hợp của tàu này hoàn toàn có thể so sánh với tàu Leiku của hải quân Malaysia và tàu Sigma của hải quân Indonesia. Hải quân Hoàng gia Brunei vẫn còn ở vào thời đại hải quân tàu tuần tra.

Philippinese: Hầu hết tàu chiến thuộc Thế chiến II

Hải quân Philippinese có 20.500 binh sĩ, thủy quân lục chiến có 8.500 binh sĩ. Hạm đội Philippinese do 1 đại đội tàu khu trục, 5 đại đội tàu tuần tra và 1 đại đội thuyền máy (ca-nô) hợp thành, tổng cộng có 114 tàu thuyền các loại, trong đó có 14 tàu tuần tra duyên hải, 53 tàu tuần tra ven bờ nhỏ hơn, rất nhiều tàu chiến là vũ khí thời kỳ thế chiến thứ II.

 

Mô tả ảnh.
Tàu chiến từ thời thế chiến thứ II của Philippines, ảnh: Vietnamnet
Không quân Philippines có 17.400 binh sĩ, 125 máy bay tác chiến, khoảng 99 máy bay trực thăng vũ trang. Thực lực của không quân yếu, máy bay chiến đấu F-5A/B và OV-10 từ những năm 50-60 của thế kỷ trước.

Tuy gần 20 năm qua Philippinese luôn thay thế thiết bị quân sự, song vũ khí vẫn lão hóa, sức mạnh quân sự tương đối kém.
  • Phú nguyễn( Theo chinanews, Sina)

 

 

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn