Cờ Tổ quốc bằng gốm lớn nhất Việt Nam tại Trường Sa

( PHUNUTODAY ) - Khi chụp ảnh từ vệ tinh hay search Google Earth, lá cờ sẽ xuất hiện ở vị trí trung tâm đảo Trường Sa lớn.

Sáng 6/6, tại đảo Trường Sa lớn, quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa sẽ diễn ra lễ khánh thành bức tranh bằng gốm in hình lá cờ Việt Nam với kích thước kỷ lục (12,4m x 25m) 310m. Khi chụp ảnh từ vệ tinh hay search Google Earth, lá cờ sẽ xuất hiện ở vị trí trung tâm đảo Trường Sa lớn.

Quốc kỳ Việt Nam bằng gốm thực hiện trên mái tòa nhà hội trường của đảo Trường Sa lớn, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là cờ Tổ quốc bằng gốm lớn nhất Việt Nam.
Quốc kỳ Việt Nam bằng gốm thực hiện trên mái tòa nhà hội trường của đảo Trường Sa lớn, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là cờ Tổ quốc bằng gốm lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Tiền phong

 

Đây là sản phẩm từ ý tưởng của họa sỹ Nguyễn Thu Thủy - tác giả công trình Con đường gốm sứ ven sông Hồng tại Hà Nội, công dân ưu tú của Thủ   đô Hà Nội.
Đây là sản phẩm từ ý tưởng của họa sỹ Nguyễn Thu Thủy - tác giả công trình Con đường gốm sứ ven sông Hồng tại Hà Nội, công dân ưu tú của Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Tiền phong

 

Trước đó, ngày 6/5, tại xã đảo Song Tử Tây, Đảng bộ và nhân dân huyện Trường Sa (Khánh Hòa) đã tổ chức lễ khánh thành Tượng đài Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Tượng có chất liệu bằng đá, cao 11 mét, đặt trong khuôn viên rộng trên 600m2, hài hòa với nhiều rặng Phong Ba được trồng trên đảo.
Trước đó, ngày 6/5, tại xã đảo Song Tử Tây, Đảng bộ và nhân dân huyện Trường Sa (Khánh Hòa) đã tổ chức lễ khánh thành Tượng đài Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Tượng có chất liệu bằng đá, cao 11 mét, đặt trong khuôn viên rộng trên 600m2, hài hòa với nhiều rặng Phong Ba được trồng trên đảo. Ảnh: Báo Quảng Ninh

 

 Tượng Trần Hưng Đạo bên hàng cây Phong Ba nhìn ra biển tại đảo Song Tử Tây. Công trình này được tạc theo theo mẫu ở Quảng trường Mùng 2   tháng Ba ở TP. Nam Định, là quà tặng của tỉnh Nam Định dành cho Trường Sa.
Tượng Trần Hưng Đạo bên hàng cây Phong Ba nhìn ra biển tại đảo Song Tử Tây. Công trình này được tạc theo theo mẫu ở Quảng trường Mùng 2 tháng Ba ở TP. Nam Định, là quà tặng của tỉnh Nam Định dành cho Trường Sa. Ảnh: TT&VH

 

Vào đầu tháng 4/2012, 5 nhà sư tự nguyện tiếp quản các chùa ở Trường Sa đã lên đường đến quần đảo này. Quần đảo Trường Sa hiện có những ngôi chùa như Trường Sa Lớn, Sinh Tồn hay Song Tử Tây. Chùa được làm bằng gỗ quý, với những pho tượng nặng cả tấn. Phía sau ngôi chùa là ngọn hải đăng trên đảo.
Vào đầu tháng 4/2012, 5 nhà sư tự nguyện tiếp quản các chùa ở Trường Sa đã lên đường đến quần đảo này. Quần đảo Trường Sa hiện có những ngôi chùa như Trường Sa Lớn, Sinh Tồn hay Song Tử Tây. Chùa được làm bằng gỗ quý, với những pho tượng nặng cả tấn. Phía sau ngôi chùa là ngọn hải đăng trên đảo. Ảnh: VNE

 

Chính điện của cả 3 ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa đều được đặt theo hướng về thủ đô Hà Nội. Với những con người sống trên quần đảo, những ngôi chùa ở đây không chỉ là đơn thuần là chỗ dựa về mặt tinh thần mà còn khẳng định chủ quyền bền vững có từ xa xưa của dân tộc.
Chính điện của cả 3 ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa đều được đặt theo hướng về thủ đô Hà Nội. Với những con người sống trên quần đảo, những ngôi chùa ở đây không chỉ là đơn thuần là chỗ dựa về mặt tinh thần mà còn khẳng định chủ quyền bền vững có từ xa xưa của dân tộc. Ảnh: VNE

 

 Tại chùa Trường Sa Lớn, Sinh Tồn hay Song Tử Tây, các hoành phi, câu đối đều sơn son thếp vàng, viết bằng chữ quốc ngữ.
Tại chùa Trường Sa Lớn, Sinh Tồn hay Song Tử Tây, các hoành phi, câu đối đều sơn son thếp vàng, viết bằng chữ quốc ngữ. Ảnh: VNE

 

Chùa dùng nhiều loại gỗ quý. Hàng ngày tiếng mõ tụng kinh, tiếng chuông chùa văng vẳng giúp người dân trên đảo cảm thấy gần gũi với đất liền hơn.
Chùa dùng nhiều loại gỗ quý. Hàng ngày tiếng mõ tụng kinh, tiếng chuông chùa văng vẳng giúp người dân trên đảo cảm thấy gần gũi với đất liền hơn. Ảnh: VNE

 

Ngư dân trên những chuyến tàu cá với hải trình dài ngày trên biển cũng thường ghé thăm viếng chùa, thắp hương cầu nguyện cho những chuyến đi trời yên biển lặng mỗi khi họ có dịp ghé qua các đảo này.
Ngư dân trên những chuyến tàu cá với hải trình dài ngày trên biển cũng thường ghé thăm viếng chùa, thắp hương cầu nguyện cho những chuyến đi trời yên biển lặng mỗi khi họ có dịp ghé qua các đảo này. Ảnh: VNE

 

Sáng 5/5/2012 vừa qua, đại lễ Phật đản Phật lịch 2556 được tổ chức trang trọng tại chùa Trường Sa Lớn (thị trấn Trường Sa, huyện đảo Trường Sa).
Sáng 5/5/2012 vừa qua, đại lễ Phật đản Phật lịch 2556 được tổ chức trang trọng tại chùa Trường Sa Lớn (thị trấn Trường Sa, huyện đảo Trường Sa). Ảnh: NLĐ
Ngày 29/10/2010, nhân kỷ niệm 35 năm giải phóng quần đảo Trường Sa, quân dân huyện này gửi tặng Khánh Hòa 21 khối đá san hô và 21   cây bàng vuông lấy từ các đảo, điểm đảo Trường Sa. Trên mỗi bệ đặt đá đều khắc tọa độ của hòn đảo có cột mốc chủ quyền quốc gia thiêng liêng.
Ngày 29/10/2010, nhân kỷ niệm 35 năm giải phóng quần đảo Trường Sa, quân dân huyện này gửi tặng Khánh Hòa 21 khối đá san hô và 21 cây bàng vuông lấy từ các đảo, điểm đảo Trường Sa. Trên mỗi bệ đặt đá đều khắc tọa độ của hòn đảo có cột mốc chủ quyền quốc gia thiêng liêng. Ảnh: VNE

 

Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa trồng cây bàng vuông. Theo Chuẩn đô đốc Phạm Ngọc Chấn, đá san hô Trường Sa biểu tượng chủ quyền Việt Nam; cây bàng vuông tượng trưng cho sức sống bền bỉ mãnh liệt cùng với thời gian mặc mưa giông bão táp. Đá, cây và con người hòa quyện tạo thành những cột mốc chủ quyền của tổ quốc, đang ngày đêm hiên ngang trên biển.
Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa trồng cây bàng vuông. Theo Chuẩn đô đốc Phạm Ngọc Chấn, đá san hô Trường Sa biểu tượng chủ quyền Việt Nam; cây bàng vuông tượng trưng cho sức sống bền bỉ mãnh liệt cùng với thời gian mặc mưa giông bão táp. Đá, cây và con người hòa quyện tạo thành những cột mốc chủ quyền của tổ quốc, đang ngày đêm hiên ngang trên biển. Ảnh: VNE
  • (Tổng hợp)

 

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn