Người Trung Quốc sang Pháp kinh doanh ’rửa tiền’

( PHUNUTODAY ) - France (Pháp) thuộc sở hữu của một gia đình Trung Quốc bị nghi ngờ rửa tiền theo dạng này. Vụ việc đã được chuyển đến Viện kiểm sát Versailles để mở cuộc điều tra chính thức.

(Đời sống) - Cơ quan điều tra của Pháp đã phát hiện “máy rửa tiền mới” tại một số nhà hàng Trung Quốc thông qua hệ thống thanh toán phí bữa ăn qua thẻ (Tickets Resto).
 
Báo Tuổi trẻ dẫn nguồn tin từ báo Le Parisien cho biết Tracfin – cơ quan phụ trách chống nạn rửa tiền thuộc Bộ kinh tế và tài chính của Pháp – đã “ngửi” thấy tình trạng rửa tiền khi các nhà hàng nhỏ liệt kê danh sách 2.000 khách hàng sử dụng Tickets Resto mỗi ngày để chi trả mà không có bất kỳ bữa ăn nào được dọn ra.
 
Theo đó, một số nhà hàng ở vùng Ile-de-France (Pháp) thuộc sở hữu của một gia đình Trung Quốc bị nghi ngờ rửa tiền theo dạng này. Vụ việc đã được chuyển đến Viện kiểm sát Versailles để mở cuộc điều tra chính thức.
 
Bài báo tiết lộ số tiền 10 triệu euro (13 triệu USD) mà các nhà hàng Trung Quốc thu được chỉ trong vài tháng. Số tiền “bẩn” này được chuyển đến nhà hàng qua tay của những tên buôn lậu, giết người, ăn cắp khi chúng không thể đưa tiền mặt khối lượng lớn vào ngân hàng. Các nhà hàng sẽ gửi Tickets Resto đến Trung tâm thanh toán Tickets Resto để hợp thức hóa “tiền bẩn” thành “tiền sạch”.

 

Kinh doanh
Kinh doanh "rửa tiền" đang phát triển ở Trung Quốc
 
Vào tháng 5 vừa qua, Phóng viên Reuters đã có cuộc thâm nhập vào thế giới kinh doanh tiền bí mật của Trung Quốc khiến cả thế giới phải sốc. Tại miền Nam Trung Quốc có một khu chợ ngầm ở thành phố Chu Hải gần Macao. Nơi này tập trung khoảng từ 50 cho đến 100 quầy đổi tiền dưới lòng đất. Họ đồng thời nhận cả dịch vụ chuyển tiền liên biên giới sang Macao.
 
Theo ông James Pomfret, phóng viên Reuters: "Tại Macao, tôi phát hiện ra rằng hàng triệu USD đã được chuyển đến đây từ tài khoản bên kia biên giới. Khách hàng có thể rút tiền khỏi quầy và đồng thời cũng dễ dàng chuyển tiền vào".
 
Ông James Pomfret cho biết thêm: "Trong thập kỷ qua, một lượng lớn tiền đã được chuyển vào Hong Kong, sau đó tiền được đưa qua một loạt các đơn vị trung gian như cơ quan kiều hối và ngân hàng. Người đứng tên sở hữu số tiền thường là các công ty vỏ bọc".
 
Bài viết của Reuters cho biết khi nền kinh tế và các thị trường tài chính Trung Quốc phát triển và đạt đến độ tinh vi thì ngành kinh doanh “ngân hàng chìm” quy mô lớn cũng ăn theo, thực hiện việc chuyển tiền xuyên biên giới nhanh, rẻ và ít rủi ro, chuyển hàng trăm triệu đô la mỗi ngày.
  • T.L (Tổng hợp)
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn