Xe không chính chủ: CSGT không làm gì được nếu...

( PHUNUTODAY ) - 10 triệu đồng/xe, riêng mô tô, xe máy xử phạt 1 triệu đồng/xe.

Trước thông tin từ ngày 10/11 trở đi, những người tham gia giao thông mà không phải chính chủ của phương tiện, chưa sang tên đổi chủ sẽ bị phạt từ 1 - 10 triệu đồng, Diva Mỹ Linh cũng bày tỏ quan điểm của mình.
[links()]
Phạt xe không chính chủ nhằm giảm tai nạn giao thông

Công an Thành phố Hà Nội vừa ra quyết định sẽ tiến hành xử phạt đối với chủ phương tiện ô tô, xe máy mua bán trao đổi nhưng không tiến hành thủ tục sang tên đổi chủ, và bắt đầu từ ngày 10/11/2012 thì nghị  quyết này sẽ có hiệu lực. 
 
Cộng đồng mạng gửi tâm thư đến Bộ trưởng Thăng
Cộng đồng mạng gửi tâm thư đến Bộ trưởng Thăng
 
Cụ thể, những phương tiện không tiến hành sang tên đổi chủ trong quá trình chuyển nhượng sẽ bị phạt tiền. Ô tô chịu mức phạt từ 6 - 10 triệu đồng/xe, riêng mô tô, xe máy xử phạt 1 triệu đồng/xe.
 
Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông (Công an Hà Nội) cho biết, ngay sau khi Nghị định 71 được ban hành, từ giữa tháng 10, Phòng CSGT đã tổ chức thông báo rộng rãi đến người dân, chủ phương tiện biết về sự thay đổi của các mức xử phạt đối với từng lỗi vi phạm.
 
"Trong những ngày đầu cảnh sát sẽ nhắc nhở chủ phương tiện với các lỗi vi phạm mới được sửa đổi bổ sung, sau đó sẽ xử phạt theo đúng quy định", ông Thắng nói.
 
Theo đại tá Thắng, việc xử lý phương tiện không sang tên đổi chủ hiện nay là cần thiết nhằm quản lý phương tiện giao thông, tránh thất thu thuế cho nhà nước, góp phần giải quyết các vụ án hình sự, tai nạn giao thông nhanh chóng.
 
Đánh tráo khái niệm: Xe không sang tên đổi chủ và đi xe không chính chủ?
 
Quy định này khiến không ít người băn khoăn về tính khả thi. Chỉ sau ít giờ thông tin này được đăng tải trên fanpage Giao Thông Việt Nam đã dạy lên “làn sóng” của cư dân mạng facebook với 849 lượt chia sẻ, 555 lượt like, 1200 comment.
 
Nick name có tên Thành Hoàng chia sẻ: “Chẳng thông báo gì, thực thi luôn thế này bọn em không chuẩn bị kịp các bác ạ. Thế này thì xe đứng tên phụ huynh, con cái đi có bị phạt không?”.

Bạn Pham Quoc Tam mếu máo: “Xe mình mua cách đây 15 năm mà bố đứng tên. Giờ bố mình mất rồi, mình chưa tìm được hướng giải quyết…”.

Không quá gay gắt, bạn Scvg Eclipse phân tích thực trạng đời sống của người Nam để làm phép so sánh: “Hà Nội là nơi dân tứ xứ về làm ăn sinh sống, những nhà không có điều kiện họ chỉ có một cái xe để đi lại, kiếm sống.
 
Mỹ Linh nhẹ nhàng đá xoáy Bộ trưởng Thăng
Mỹ Linh nhẹ nhàng đá xoáy Bộ trưởng Thăng
 
Mặt khác, mức sống của người Việt Nam đa phần chỉ ở mức trung bình, không thể có điều kiện sắm đến 2 - 3 cái xe máy. Nói đơn giản, đi ở cự li trung bình vài km cũng phải sắm 1 cái xe máy riêng ạ? Có hợp lí không?”.
 
Tuy nhiên, một bạn đọc cũng bức xúc khi đọc được thông tin này: "Phạt xe không sang tên đổi chủ tại sao báo chí cứ lái thành phạt đi xe không chính chủ để dân ném đá?".
 
Mỹ Linh, Chí Trung "đá xoáy" đã đúng chưa?
 
Liên quan đến việc xử phạt xe không chính chủ, trên trang cá nhân của mình, nữ ca sĩ Mỹ Linh đã chia sẻ rất nhẹ nhàng nhưng chất chứa nhiều băn khoăn trên trang cá nhân rằng: "Ông xã mình vừa nói câu hay: 'Ồ thế chả nhẽ giờ không ai được cho nhau mượn xe à?', Con đi xe của bố mẹ thì cũng không được à?
 
Bác Thăng quả là người lắm sáng kiến. Bác mà là công nhân chắc phải được anh hùng lao động thời kỳ đổi mới!".
 
Ngay sau đó, chị cũng kể một câu chuyện chứa đầy ngụ ý rằng việc phạt lái xe không chính chủ có thể gây phiền hà thế nào đối với đời sống nhân dân: 
 
"Chuyện kể có nhà kia có 2 người con trai. Cả nhà lam lụng vất vả ki cóp đến ngày người cha già mua được cái xe. Người cha nghĩ mình thì đã già yếu mà có hai thằng con chả nhẽ để tên đứa nào thì đứa kia lại nghĩ ngợi. Thế nên ông để tên mình. 
 
Chả biết số xui thế nào vừa mua cái xe hôm trước thì hôm sau ông già lăn ra ốm thập tử nhất sinh. Hai người con muốn lấy xe chở ông già đi viện mà ngặt nỗi xe lại mang tên ông già thế nên chả anh nào dám đi. Bàn đi tính lại chưa biết ra sao thì ông chả đợi được nên qua đời. 
 
Mời các bạn tiếp tục viết nốt truyện nhạt .."
 
Còn trên trang cá nhân của Táo Giao thông Chí Trung, anh viết: "Sáng nay chả muốn viết gì với mọi người vì bắt đầu thực hiện kiểm tra xe máy chính chủ...! Kể ra mà tất cả công dân dù già hay trẻ, dù to dù nhỏ... đều đi xe máy thì sẽ hiểu được những quy định này "sâu sát" thế nào đối với toàn xã hội".
 
Trong một chia sẻ khác, Chí Trung có phần thoáng buồn: "Hôm nay đang xôn xao chuyện chính chủ xe máy nên cũng chẳng muốn thông báo với cả nhà về chương trình hài kịch rất hay ở rạp Thanh niên ĐỜI CƯỜI 5 "BẾN Ô SIN" nữa..."
 
 
Đủ các loại giấy tờ cần thiết và nói đang mượn xe thì CSGT khó làm gì được
 
Không ít diễn đàn ô tô-xe máy trên mạng xôn xao vì mức phạt (1 triệu đối với mô tô; 6-10 triệu đồng với ô tô) trong Nghị định 71, quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (thay thế Nghị định 34) về lỗi không chuyển quyền sở hữu phương tiện.
 
Thực tế việc xử phạt trên ở các địa phương từ trước đến nay thế nào?
 
Thiếu tá Nguyễn Khánh Trường (Đội trưởng Tuần tra Kiểm soát thuộc Phòng CSGT Hà Nam) nói: “Từ nhiều năm nay, với mức phạt thấp hơn hiện hành, chúng tôi đã xử lý lỗi này, nhưng rất khó. Để xác minh được lỗi mất quá nhiều thời gian điều tra nguồn gốc chính chủ. Do đó, chúng tôi chỉ xử phạt được ngay khi người điều khiển phương tiện tự thừa nhận chưa sang tên”.
 
Theo thiếu tá Trường, trong vô vàn những lỗi vi phạm an toàn giao thông đường bộ cần ưu tiên xử phạt, không đến mức phải đầu tư nhiều thời gian để xác minh lỗi chuyển quyền sở hữu phương tiện.
 
Trung tá Phạm Văn Lưu (Trạm trưởng Tuần tra Kiểm soát thuộc Phòng CSGT Hải Dương) cho biết, lỗi chưa chuyển quyền sở hữu phương tiện nhiều nhưng muốn xử phạt không dễ.
 
“Thực tế, người ta có đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết và nói đang mượn xe thì CSGT khó làm gì được. Muốn điều tra, xác minh không thể làm ngay. Chỉ khi nào người ta thú nhận mới xử phạt được”, trung tá Lưu nói.
 
Trao đổi về những kinh nghiệm xử phạt trên với ông Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT Hà Nội (đơn vị tuyên bố xử phạt từ ngày 10-11), được biết: “Chủ trương của chúng tôi, ban đầu chỉ hướng dẫn, tuyên truyền, nhắc nhở sau đó mới tiến tới xử phạt”.
 
Ông Thắng cũng nói có căn cứ để xử phạt, ví dụ khi chủ phương tiện đến cơ quan chức năng sang tên đổi chủ nếu bị phát hiện quá hạn (để sang tên theo quy định); chưa kể trong quá trình hỏi người điều khiển phương tiện khi lưu thông trên đường cũng có thể xác định được lỗi.
 
Theo Tiền Phong

 

  • Lê Nguyên (Tổng hợp)
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn