Sự thật sau các scandal rúng động của gameshow truyền hình

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Tất cả đã được vạch sẵn lộ trình hòng giúp cuộc thi luôn được hâm nóng bằng những chiêu trò của BTC để tạo scandal

Có chứng kiến những gì thí sinh "chặt" nhau trên sân khấu, giằng co giữa thí sinh- BTC kèm nhiều phát ngôn đe doạ nhà sản xuất, bạn chơi lẫn đối thủ mới thấy lời họ phát biểu trước - trong và sau cuộc thi là một hành trình vụ lợi. 

Scandal mua tin nhắn bình chọn, trình diễn ca khúc không xin phép, đạo bản phối và kết thúc bằng hiện tượng bỏ thi của thí sinh chương trình truyền hình thực tế lại bùng nổ. Câu nói quen thuộc: "Tôi đến với cuộc thi này là để chơi hết mình, chứ không phải để tranh giành giải thưởng" của các thí sinh trở nên lố bịch. Cuộc chơi nửa vời được người trong cuộc bao biện, đẩy lý do sang khán giả, với mục đích khuất lấp quyền lợi, tên tuổi cá nhân dần bị người xem lật tẩy.

Câu hỏi đặt ra là thí sinh bị biến thành con tốt  làm nền cho ai đó vẫn gật đầu dấn thân vì lẽ gì? Phía sau một chương trình truyền hình thực tế, còn là một cuộc chiến mang tên lợi nhuận với nhiều sự cố bi hài. Tại sao người chơi lại nhanh nhảu thoả hiệp hay bỏ cuộc khi mà cuộc thi chưa kết thúc? Thí sinh và BTC đã làm gì khi tuyên bố "cạch mặt nhau"?

su that dang sau cac scandal rung dong cua gameshow truyen hinh
Sơn Tùng là 1 trong những thí sinh nổi tiếng tham gia cuộc thi The Remix và sau đó đã xin rút.

Dùng người nổi tiếng làm cần câu cơm

Hiện nay, muốn tham gia một chương trình truyền hình thực tế hay gameshow truyền hình, người chơi thường đăng nhập trang web chương trình để biết thể lệ cũng như tiêu chí dự thi. Tuy nhiên, hầu hết những chương trình đình đám, gây bão mạng xã hội, lấy "nước mắt" lẫn sự phẫn nộ từ khán giả đều xuất phát từ các cuộc thi truyền hình thực tế có đội ngũ thí sinh tham dự đông và nhiều thí sinh là người nổi tiếng. 

Những chàng trai, cô gái ít nhiều thành danh về độ hot, độ phủ sóng thông tin, dù chưa hẳn họ được biết đến với tư cách là một nghệ sĩ có chuyên môn về một bộ môn nghệ thuật nào đó. Các thí sinh có tiếng, là người công chúng với lượng fan hâm mộ áp đảo thường được BTC gọi trực tiếp thương thảo mời chơi. Họ cũng có thể chủ động xin chơi nhưng phải tuân thủ cũng như thoả hiệp những tiêu chí BTC đưa ra.

Công thức dùng người nổi tiếng làm thí sinh đã, đang được sử dụng triệt để cho rất nhiều chương trình. Vì sự nổi tiếng sẽ đi kèm có người hâm mộ đông. BTC chỉ cần duy nhất điều đó để câu nhà tài trợ cùng lượng tin nhắn bình chọn của khán giả. 

Hiện có nhiều tên tuổi quen thuộc, biến hoá từ vai trò thí sinh đến giám khảo, nhà sản xuất hay huấn luyện viên. Điểm chung của họ chính là hình ảnh năng động, dễ thoả hiệp với đơn vị sản xuất để lên sóng, hoàn tất công đoạn mua vui mà đơn vị sản xuất luôn tìm mọi cách để đạt được. Ngay cả chuyện nói gì, cười ra sao, đóng vai gì đều được thống nhất khá chi tiết trước khi cuộc thi bắt đầu. Ca sĩ Q. tuần trước lên sóng còn nói đặc trưng giọng miền Trung, tuần sau đã nghe anh này ầu ơ giọng Nam. Hỏi nhân viên hậu đài, cô gái này cho biết ca sĩ Q. bị BTC mắng té tát và yêu cầu đổi giọng vì nói nặng thế không ai hiểu gì cả.
 
Người dẫn chương trình của show này cũng chịu áp lực từ nhà sản xuất. Thời trang họ sử dụng trên sân khấu, không chỉ chịu ảnh hưởng bởi cá tính, xu hướng giới tính cá nhân mà nhiều khi phải màu mè, sặc sỡ cho đúng yêu cầu của nhà sản xuất. Một nam MC thừa nhận nhiều lúc làm show thực tế cũng lắm chuyện bẽ bàng, phải luôn có áo quần dự phòng bởi người BTC cũng rất quái. Anh này cho hay, đã từng được yêu cầu mặc quần áo thêu hoa ra sân khấu để hợp với trang phục của bạn dẫn. Khi anh này trả lời không chuẩn bị kịp, ngay lập tức bộ phận hậu đài đã mang đến bộ veston hoa hồng nổi bần bật. Khán giả đôi khi phát ngán những cú lắc, nhoáy, nhún đặc trưng thành thương hiệu của MC mà không biết việc cam kết với BTC như vậy đã giúp nghệ sĩ được trở thành người dẫn chương trình. 

"Chăn dắt" khán giả bằng trò bẩn

Scandal không chỉ bủa vây hình ảnh người trong cuộc mà còn lấy cả niềm tin của khán giả. Ở mức độ đáng báo động, trước những chiêu trò bẩn do chính những con người luôn rêu rao "vì khán giả" tung ra.

Scandal, được xem là lý do sống còn, đảm bảo sự đa dạng cho chương trình. Thành ra mọi cử chỉ, thái độ, điểm số của giám khảo, thí sinh nhiều lúc rất kịch tính bởi có bàn tay chỉ đạo phía sau. "Suy cho cùng, thắng thua của một chương trình thực tế nằm chính ở doanh thu lợi nhuận quảng cáo nên nhà sản xuất thoả sức "sáng tạo" scandal thay vì phải cân đối tính thương mại với giá trị nhân văn - giải trí văn minh của một gameshow", cựu giáo khảo HC. bày tỏ quan điểm.

Thông thường, một chương trình thực tế có thí sinh nổi tiếng sẽ được đơn vị nắm bản quyền hay nhà tổ chức chào bán quảng cáo cho đối tác theo nhiều cách cùng lời hứa hẹn một mùa thi bùng nổ. Thế nhưng vì có quá nhiều chương trình thực tế ra đời, cạnh tranh, thậm chí giành giật thí sinh khiến nhiều chương trình ngày thêm nhạt bên cạnh đội ngũ thí sinh tham dự kém chất lượng. Do vậy sự "bùng nổ" của một chương trình lại thường xuyên đến từ những yếu tố ngoài chuyên môn.

Qua hàng loạt sự cố mà người trong nghề thừa hiểu là cố tình sắp đặt, hòng thu hút dư luận lẫn chỉ số rating để "gài" nhà trợ tăng chi phí khi bước vào chặng cuối (chặng bán kết, chung kết..) như: thí sinh tham gia vướng nghi án mua tin nhắn bình chọn, giám khảo bị vạch tội vì yêu người đẹp dự thi, "con nuôi" hát tệ ngang nhiên có sóng trực tiếp, thí sinh nhảy vào trang cá nhân tố cáo BTC chơi xấu, thiếu công bằng, rồi thí sinh trình diễn ca khúc không xin phép, đạo bản phối hay ức chế để rồi chọn kết cục bỏ thi. 

Tất cả đã được vạch sẵn lộ trình hẳn hoi hòng giúp cuộc thi luôn được hâm nóng hổi bằng chiêu trò nhào nặn sự cố 'lộ hàng', tạo ẩn ức để thí sinh tham gia ý kiến, phản ứng... Chỉ như vậy nhà sản xuất mới thu được lợi nhuận ngất ngưởng từ hợp đồng quảng cáo.

Khảo sát nhiều cựu thí sinh, đơn vị tổ chức từng tham gia chương trình truyền hình thực tế chúng tôi nhận thấy mục đích cuối cùng của họ vẫn là lợi nhuận. Rất ít đơn vị "dũng cảm" nói không với scandal để gửi đến người xem một chương trình sạch, nội dung văn minh, thi đấu công bằng. 

Chọn lợi nhuận làm công cụ thì không khó để tạo thủ đoạn hòng tranh miếng bánh lợi nhuận khi mà hàng loạt chương trình thực tế mọc như nấm, cấp tập tuyển sinh ngay cả khi chương trình chưa được phép lên sóng như VN. Thậm chí có cả nhạc sĩ vốn uy tín, kiệm lời cũng nhảy vào bình luận: "Tôi nghĩ nếu chương trình bị ngừng, sẽ là thiệt thòi cho rất nhiều thí sinh".

Xin thưa, hiện nay theo thống kê tại Việt Nam đang có hàng chục cuộc thi ca hát, nếu bạn có tài năng thì vẫn dễ dàng ghi danh tham gia một cuộc thi khác. Nên hiểu rằng, phải tuân thủ pháp luật trước khi tuyển sinh. "Không thể vịn vào lý do thiệt thòi cho thí sinh để bao biện cho chương trình mà mình đang ngồi ghế nóng", nam ca sĩ X.. nói.

Truyền hình thực tế ở Việt Nam: Có nên tiếp tục đặt niềm tin
Truyền hình thực tế ở Việt Nam: Có nên tiếp tục đặt niềm tin
(Xi nhan) - (Phunutoday) - Nếu cứ bàn mãi chuyện scandal của game show e chừng cũ quá. Truyền hình thực tế đang trong giai đoạn “thăng hoa, phát tiết”.
Ngỡ ngàng
Ngỡ ngàng "thảm họạ" Lệ Rơi trò chuyện trên VTV1
(Giải trí) - (Phunutoday) - Tưởng chừng như chỉ "bị" nhắc lại như một "vết đen" của làng giải trí Việt trong năm qua, nào ngờ anh chàng này được VTV1 mời phỏng vấn...
Theo:  khoevadep.com.vn