Những loài hoa xấu xí nhưng... "thích gây chú ý"

(Phunutoday) - Không chỉ có hình thù kỳ dị, xấu xí, những loại hoa này còn tỏa ra những mùi kinh dị để "gây chú ý" của người khác.

Hoa Vua (hay cây xác thối) có tên khoa học là Rafflesia Arnoldii. Đây cũng là loài hoa lớn nhất thế giới.

Hoa Vua (hay cây xác thối) có tên khoa học là Rafflesia Arnoldii. Đây cũng là loài hoa lớn nhất thế giới.

Rafflesia Arnoldii là loài ký sinh, phát triển dưới dạng cây leo, không có lá nên không thể quang hợp được và phải hút nhờ chất dinh dưỡng từ cây chủ.

Rafflesia Arnoldii là loài ký sinh, phát triển dưới dạng cây leo, không có lá nên không thể quang hợp được và phải hút nhờ chất dinh dưỡng từ cây chủ.

Welwitschia Mirabilis là loài cây sống ở vùng hoang mạc Namibia và bị xếp vào danh sách những loài thực vật xấu xí nhất thế giới.

Welwitschia Mirabilis là loài cây sống ở vùng hoang mạc Namibia và bị xếp vào danh sách những loài thực vật xấu xí nhất thế giới.

Dù không có may mắn được sở hữu vẻ đẹp hay sự đáng yêu như những loài cây khác nhưng bù lại, Welwitschia Mirabilis có sức sống và tuổi thọ đáng ngưỡng mộ. Chúng có thể sống từ 1.000 - 2.000 năm và tồn tại dù trời không mưa suốt 5 năm.

Dù không có may mắn được sở hữu vẻ đẹp hay sự đáng yêu như những loài cây khác nhưng bù lại, Welwitschia Mirabilis có sức sống và tuổi thọ đáng ngưỡng mộ. Chúng có thể sống từ 1.000 - 2.000 năm và tồn tại dù trời không mưa suốt 5 năm.

Cây bắt ruồi Venus flytrap có tên khoa học là Dionaea muscipula sống nhiều ở vùng Carolina, Mỹ. Vẻ bề ngoài hấp dẫn cùng ánh huỳnh quang màu xanh lục của cây bắt ruồi đã khiến cho nhiều loài côn trùng bị thu hút và sa bẫy.

Cây bắt ruồi Venus flytrap có tên khoa học là Dionaea muscipula sống nhiều ở vùng Carolina, Mỹ. Vẻ bề ngoài hấp dẫn cùng ánh huỳnh quang màu xanh lục của cây bắt ruồi đã khiến cho nhiều loài côn trùng bị thu hút và sa bẫy.

Tốc độ trung bình để chiếc bẫy sập, tóm gọn con mồi là 0,2 giây, cây bắt mồi sẽ mất khoảng 30 giây để nhận dạng con mồi và 3 ngày để tiêu hóa chúng. Sau khi tiêu hóa xong con mồi, cây bắt ruồi sẽ tiếp tục công việc săn mồi của mình.

Tốc độ trung bình để chiếc bẫy sập, tóm gọn con mồi là 0,2 giây, cây bắt mồi sẽ mất khoảng 30 giây để nhận dạng con mồi và 3 ngày để tiêu hóa chúng. Sau khi tiêu hóa xong con mồi, cây bắt ruồi sẽ tiếp tục công việc săn mồi của mình.

Loài hoa khổng lồ có tên khoa học Amorphophallus titanum này sống chủ yếu tại vườn nhiệt đới Sumatra (Indonesia). Loài hoa này thường cao hơn 2m, nặng 50 - 70kg và tuổi thọ lên tới 30 - 40 năm.

Loài hoa khổng lồ có tên khoa học Amorphophallus titanum này sống chủ yếu tại vườn nhiệt đới Sumatra (Indonesia). Loài hoa này thường cao hơn 2m, nặng 50 - 70kg và tuổi thọ lên tới 30 - 40 năm.

Cứ 3- 4 năm, loài hoa này mới nở hoa một lần, mỗi lần 3 - 4 ngày. Với vẻ ngoài giống hoa Rum và màu sắc khá rực rỡ nhưng ít ai ngờ, loài cây này lại có mùi hương hệt như những xác chết đang phân hủy.

Cứ 3- 4 năm, loài hoa này mới nở hoa một lần, mỗi lần 3 - 4 ngày. Với vẻ ngoài giống hoa Rum và màu sắc khá rực rỡ nhưng ít ai ngờ, loài cây này lại có mùi hương hệt như những xác chết đang phân hủy.

Loài thực vật này là đặc trưng của vùng sa mạc khô cằn ở châu Phi. Hydnora gây ấn tượng với người khác bởi vẻ ngoài là bông hoa rất giống với cái miệng lởm chởm răng.

Loài thực vật này là đặc trưng của vùng sa mạc khô cằn ở châu Phi. Hydnora gây ấn tượng với người khác bởi vẻ ngoài là bông hoa rất giống với cái miệng lởm chởm răng.

Thoạt nhìn, nhiều người dễ lầm tưởng loài hoa này đang chết khô vì nắng nóng nhưng nếu đến gần bạn sẽ cảm thấy khó chịu vì mùi hương mà Hydnora tỏa ra.

Thoạt nhìn, nhiều người dễ lầm tưởng loài hoa này đang chết khô vì nắng nóng nhưng nếu đến gần bạn sẽ cảm thấy khó chịu vì mùi hương mà Hydnora tỏa ra.

Hoa dơi Tacca Chantrieri có chiều cao khoảng 70 cm với những bông hoa tua tủa xúc tu dài tới 30 cm, trông giống như những con dơi đáng sợ.

Hoa dơi Tacca Chantrieri có chiều cao khoảng 70 cm với những bông hoa tua tủa xúc tu dài tới 30 cm, trông giống như những con dơi đáng sợ.

Hà Thanh (Tổng hợp)