Phong tục đón tết độc đáo của một số dân tộc ở Việt Nam

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Mỗi dân tộc lại có những phong tục đậm đà bản sắc khác nhau, đặc biệt trong hoạt động đón tết cổ truyền.

Tục vỗ mông của người H'Mông

Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa

Những năm gần đây, đồng bào người Mông mới bắt đầu đón Tết chung theo lịch của người Kinh, trước đây họ thường ăn Tết sớm hơn 1 tháng. Tuy vậy, những phong tục, tập quán riêng vẫn được người Mông lưu giữ và truyền lại cho đến ngày nay.

Nổi bật nhất trong Tết của người Mông chính là lễ hội cầu phúc Sải Sán diễn ra vào mùng 2. Cùng với các hoạt động như ném peo, thổi khèn, hát giao duyên thì tục “vỗ mông” cũng được coi là nét văn hóa tiêu biểu của người Mông. Vào ngày này, trai gái khắp thôn bản tìm đến nhau hay chọn bạn đời cũng đều bằng tục kỳ lạ này.

Theo đó, khi đi du xuân tại chợ hay dưới chân núi, nếu chàng trai nào ưng ý một cô gái, anh ta sẽ tiến tức vỗ vào mông người đó. Cô gái được chọn nếu cũng vừa lòng thì sẽ vỗ lại vào mông “đối tác” lần nữa. Cứ thế cả hai sẽ vỗ qua vỗ lại cho đủ 9 lần tức là cả hai bên đã chấp thuận và chỉ còn đợi ngày kết duyên thành vợ chồng.

Đón giọng gà của dân tộc Pu Péo

Dân tộc Pu Péo ở Hà Giang chỉ có 628 người, trên tổng dân số trong toàn tỉnh, sinh sống chủ yếu tại các xã Phố Là, huyện Đồng Văn; xã Sủng Tráng và Phú Lũng, huyện Yên Minh, một số ít sinh sống tại xã Yên Cường, huyện Bắc Mê.

Người dân tộc Pu Péo luôn quan niệm, trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc, ai đón giọng gà hay cướp được giọng gà thì sang năm mới sẽ hát hay, gặp nhiều may mắn, thành đạt, hạnh phúc. Chính vì vậy, đêm 30 Tết khi giao thừa đến, những chàng trai dân tộc Pu Péo phải canh chừng mấy chú gà trống. Khi thấy gà vừa vỗ cánh, chuẩn bị gáy là các chàng trai này phải đốt ngay một quả pháo ném vào chuồng gà. Lũ gà giật mình, nhảy lên thi nhau gáy, ngay lập tức tất cả những người trong gia đình và hàng xóm xung quanh cùng nhau múa hát vang trời để át tiếng gà gáy.

Lễ bắt chồng ở Tây Nguyên

Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa

Khi Tết nguyên đán đến, đồng bào các dân tộc Chu Ru, Cil, Cơ Ho... ở Tây Nguyên vào mùa lễ hội bắt chồng.

Lễ bắt chồng phải diễn ra ban đêm. Khi thích một chàng trai nào đó, cô gái về thông báo cho gia đình và dòng họ biết. Gia đình sẽ đến nhà trai hỏi dạm.

Nếu cả hai dòng họ đồng ý, cô gái sẽ đến đeo nhẫn vào tay người con trai vào một đêm đẹp trời. Trường hợp người con trai không thích có thể trả lại nhưng đến 7 ngày sau, cô gái lại chọn một đêm đẹp trời đến đeo nhẫn cho chàng trai và cứ thế lặp đi lặp lại cho đến khi chàng trai chấp nhận.

Trước khi cưới một ngày, buôn làng tổ chức một đêm hội gọi là "Đêm hội bắt chồng". Trong đêm hội này, chàng trai và cô gái phải đọc một số câu luật tục riêng của đồng bào mình, có một số câu luật độc đáo như: "Tìm vợ, tìm chồng phải hỏi mẹ cha; ăn ruộng, ăn rẫy phải hỏi tai con trâu, con bò; làm bẫy phải hỏi thần núi; về với vợ như về với nước...".

Ngày cưới chàng trai và cô gái rút nhẫn ra hôn nhẫn và đeo lại cho nhau. Sau lễ cưới 7 ngày, cô gái tháo nhẫn đưa mẹ chồng cất giữ và ngược lại nhẫn chàng trai do mẹ cô gái cất giữ.

Người Lô Lô đi ăn trộm lấy may

Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa

Lô Lô là một trong những dân tộc ít người tại Việt Nam, từ nhiều đời nay vốn định cư và sinh sống trên Cao nguyên đá Đồng Văn. Một mùa xuân mới lại về, đồng bào dân tộc Lô Lô đang cố gắng hoàn thành những công việc cuối cùng của một năm cũ, chuẩn bị đón một mùa xuân mới.

Theo các già làng ở bản Lô Lô Chải, xã Lũng Cú (huyện Đồng Văn), dân tộc Lô Lô vốn tồn tại một tập tục lạ gọi là “khù mi” (ăn cắp chơi – ăn cắp lấy may). Đồng bào Lô Lô ở Hà Giang luôn quan niệm rằng vào thời khắc bước sang năm mới, nếu ai đó mang về nhà được một chút gì thì năm mới gia đình sẽ gặp điều tốt lành. Do đó, tối 30 Tết, mỗi gia đình phải đi ăn cắp cái gì đó và phải lấy cho đủ con số 12. Ví dụ, lấy ngô đủ 12 bắp; lấy gà, gạo, hoa quả cứ đủ con số 12. Đó là con số ứng với 12 tháng trong năm tới may mắn. Nếu mới lấy được 2 hoặc 3, 4… tức chưa đủ 12 mà đã bị phát hiện thì bỏ chạy và năm sau, tháng ứng với những con số phải bỏ chạy đó thì phải kiêng kỵ không được làm những công việc lớn do sợ rủi ro.

Căng sức
Căng sức "chiến đấu" với mẹ chồng ngày cận tết
(Chia sẻ) - (Phunutoday) - Tết đến nơi rồi mà mẹ chồng cứ mặt nặng mày nhẹ, không thèm nói với em câu nào, không khí gia đình vô cùng căng thẳng.
Khóc ngất bên mộ vợ khi sự thật năm xưa sáng tỏ
Khóc ngất bên mộ vợ khi sự thật năm xưa sáng tỏ
(Chia sẻ) - (Phunutoday) - Khi biết sự thật năm xưa vợ bỏ nhà đi, tim tôi như vỡ ra hàng trăm mảnh vì đau đớn, vì hối hận.
Mẹ chồng lụi hụi lo ông Công ông Táo, con dâu chỉ lo nhậu nhẹt
Mẹ chồng lụi hụi lo ông Công ông Táo, con dâu chỉ lo nhậu nhẹt
(Chia sẻ) - (Phunutoday) - Buổi trưa cúng ông Công ông Táo, một mình tôi chật vật, định nhờ con dâu thì nó bảo bận vì còn phải đi ăn cỗ.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn