Bí quyết làm đẹp của người đàn bà mê ngọc trai

( PHUNUTODAY ) - mà vẫn giữ được làn da tươi nhuận, khả năng là trân châu đã phát huy tác dụng?

Không kể đến mưu kế quyền hành, chỉ kể đến tài thuật làm đẹp thì Từ Hi Thái Hậu cũng được khẳng định là xuất sắc. Và kể đến chuyện làm đẹp của Từ Hi mà chưa kể đến món Trân châu (Ngọc trai) thì quả là một thiếu sót không thể tha thứ vậy.

Vì giỏi về cách dưỡng da nên đến tuổi già, dung mạo Từ Hi vẫn không suy lão mà phong thái vẫn ung dung tươi trẻ như xưa.

Bên cạnh những bài thuốc dưỡng thể đơn sơ giản dị từ hoa lá, Từ Hi vô cùng coi trọng một nguyên liệu làm đẹp đến từ biển cả: trân châu -những hạt tròn màu trắng sữa hoặc hơi vàng óng ánh sản sinh trong vỏ của những động vật nhuyễn thể (như con trai, sò…).

Truyền rằng Từ Hi rất thích cổ vật bảo bối, nhưng thứ bà ta thích nhất chính là trân châu. Sử sách ghi lại vô số chi tiết cho thấy bà ta sử dụng trân châu trong hầu hết mọi lĩnh vực: ăn uống, phục sức, đồ dùng, đồ chơi, trị quốc...

Khi chết đi, bà còn đòi phải đem cơ man nào là trân châu để làm đồ tùy táng. Thế cho nên cũng chẳng lạ khi Từ Hi khoa trương tuyên bố: “Ta là vị quân chủ lắm trân bảo nhất thiên hạ”

Từ Hi mới ngoài 20 đã góa chồng, góa phụ này vì sao có thể một tay che cả bầu trời hơn 40 năm của triều Thanh? Có người nói rằng cơ sự này rất liên quan tới hạt trân châu lớn mà bà ta luôn mang trong tay.

Nghe nói viên đại trân châu đó là bảo bối là của Càn Long được nhận khi trở thành vương tử, kinh qua 4 đời thì đến tay hoàng đế Hàm Phong.

Ảnh chụp năm 1903, khi Từ Hi Thái Hậu gặp gỡ phu nhân các đại sứ nước ngoài. Khăn choàng trên vai bà được kết từ trân châu.
Ảnh chụp năm 1903, khi Từ Hi Thái Hậu gặp gỡ phu nhân các đại sứ nước ngoài. Khăn choàng trên vai bà được kết từ trân châu.

Trước khi lâm chung, Hàm Phong đưa cho Đông Thái Hậu, sau khi Hàm Phong tạ thế, có lần Từ Hi lên cơn sốt, Đông Thái Hậu cho Từ Hi nắm viên trân châu trong tay, nói rằng vật báu này có thể giúp lui cơn sốt, về sau quả nhiên bệnh của Từ Hi khỏi.

Thế là nhân cơ hội đang nắm viên trân châu trong tay, Từ Hi không màng đến chuyện hoàn trả cho Đông Thái Hậu nữa. Đông Thái Hậu là người khoan dung, rộng lượng nên cũng chẳng đi đòi làm gì.

Từ đó trở đi, Tây Thái Hậu nắm trong tay hạt trân châu lớn đó hầu như mọi lúc mọi nơi: khi chôn Hàm Phong, giết Túc Thuận, khi ngủ khi chơi, khi lo việc triều chính, tay bà ta nắm trân châu đồng thời nắm giữ cả giang sơn Đại Thanh.

Sự thực về chuyện Từ Hi tay nắm đại trân châu cũng khớp với những gì mà sau này Tôn Điện Anh - quân đoàn trưởng của Quốc dân đảng - tìm thấy tại Đông Lăng – nơi chôn cất Từ Hi.

Những kẻ tham gia đào mộ cướp kho báu kể lại rằng sau khi chết, tay Từ Hi vẫn nắm chặt viên đại trân châu, chúng cố công đoạt lấy viên trân châu nhưng tới 3 người mà vẫn không làm sao lấy ra được.

Sau khi chết đi, trên đầu Từ Hi vẫn đội một chiếc mũ miện kết bằng trân châu, trên mũ được khảm một viên trân châu to cỡ quả trứng gà (nặng 128g), là đồ cống từ ngoại quốc - quả là một vật báu hiếm có.

Từ Hi còn có một bộ xường xám có chữ Thọ với khăn choàng vai bằng trân châu. Mỗi một chữ Thọ được thêu trên áo đều có đính một viên trân châu to, tổng cộng có khoảng hơn 80 viên, viên nào cũng óng ánh sáng lòa, vô cùng kỳ khu.

Nữ quan thân cận của Từ Hi là Đức Linh kể: “Bên ngoài của chiếc xường xám được phủ khăn choàng vai bằng trân châu, tôi chưa bao giờ nhìn thấy vật nào lộng lẫy hơn, quý giá hơn chiếc xường xám đó.

Đó là một khăn choàng hình lưới, do hơn 3.500 viên trân châu kết thành, mỗi viên to như quả trứng chim, tròn trịa và sáng lấp lánh, hơn nữa lại còn đều trằn trặn và màu sắc như nhau. Một vẻ uy nghi tráng lệ.”

Không chỉ váy áo mà các phụ kiện thời trang khác của Từ Hi cũng gắn với trân châu. Trong số đó, phụ kiện quan trọng bậc nhất là phụng hài (giày/dép). Trên phụng hài của Từ Hi gắn đủ những gì lóng lánh quý giá như trân châu, đá quý, ngọc, phỉ thúy…

Có thể nói cái gì nên có thì đều có, trong số đó, bà ta yêu nhất vẫn là trân châu, Từ Hi bảo trân châu là trang sức hợp nhất trên phụng hài. Vì thế, trên hài của Từ Hi dường như không đôi nào là không có trân châu nằm đó.

Những hạt trân châu tương đối nhỏ sẽ được xâu vào như những riềm hoa trang trí, sau đó mới lại đem đính dích dắc vào mặt trên đôi hài, còn những hạt khác thì sẽ dựa theo hoa văn các hình dạng đính trực tiếp lên hài, có nhiều đôi phải đính tới 200-300 hạt trân châu, những đôi đính ít cũng phải tới 20-30 hạt. Phụng hài của Từ Hi là nhiều nhất, bà ta còn có cả một xưởng chỉ chuyên môn chế tác hài.

“Ái Nguyệt Hiên Bút Ký” có ghi lại những thứ bằng trân châu trong đồ tùy táng của Từ Hi: mũ miện trên có 1 viên trân châu 128g, hạt to bằng quả trứng gà; mình mặc bộ lễ phục thêu kim tuyến đính trân châu,

áo mặc ngoài cũng thêu hoa kèm trân châu, lại thêm 9 lớp lụa đính trân châu nữa, phụng hài cũng đính trân châu, miệng ngậm trân châu, tay nắm trân châu, chưa kể những hạt trân châu lẻ tẻ vương vãi chung quanh…

Tiếc là theo thời gian và trong điều kiện bị đào trộm, những viên trân châu đã bị thất lạc, cho tới giờ vẫn chưa cách nào tìm ra…   

Song quan trọng hơn cả, trân châu với Từ Hi phải nói đến chuyện dung dưỡng nhan sắc. Quân vương suốt chiều dài lịch sử ai chẳng muốn tìm thuốc trường sinh bất lão.

Thuốc trường sinh bất lão của Từ Hi chính là trân châu, bà ta tin tưởng sâu sắc rằng trâu châu có thể giúp con người ích thọ tăng niên, hoãn tuổi già. Bà ta từng tuyên bố với khách nước ngoài: “Thường kỳ uống trân châu sẽ có thể giúp con người giữ mãi tuổi xuân.”

Theo sử liệu ghi lại, Từ Hi cứ cách 10 ngày lại uống một thìa bột trân châu. Bà ta có một thái giám chuyên điều chế bột trân chân sau khi đã chọn được những hạt thượng đẳng, hạt nhỏ, tròn và trắng sáng.

Rửa sạch những hạt trân châu đã được chọn rồi dùng vải bọc lại, đem nấu với đậu phụ khoảng 2 giờ đồng hồ rồi vớt trân châu ra giã nát, cho thêm một chút nước sạch vào, nghiền mài từ từ cho đến thật mịn, để khô ráo thành bột cực mịn là nên.

Mài nghiền trân châu càng mịn càng tốt để tránh làm tổn thương tạng phủ, bất lợi cho việc hấp thu. Khai Bảo Bản Thảo và Hải Dược Bản Thảo ghi lại rằng:

Dùng trân châu thoa mặt khiến dung nhan tươi mịn, mềm mại và còn có thể xóa những đốm đồi mồi trên mặt. Trân châu còn có thể kéo dài tuổi thọ, làm cho tuổi thanh xuân được dài lâu.

Từ kinh nghiệm mấy chục năm uống bột trân châu, Từ Hi tổng kết quy luật uống về thời gian và số lượng. Bà nhận định uống nhiều không tốt, không theo đúng thời gian quy định cũng không tốt.

Chuyện kể lại rằng, một hôm, Từ Hi nói với nữ quan thân cận tên là Đức Linh: “Phân lượng sử dụng của thuốc Trân châu này rất quan trọng, nếu dùng một ít thì nó có thể giúp ta lưu giữ được thanh xuân. Hiệu quả của nó thuần túy trên da dẻ.

Nó có thể làm cho da dẻ con người mịn màng, mềm mại và tươi sáng, người lên tuổi trông dường như tuổi trẻ.

Nhưng thuốc này cần cách 10 ngày dùng 1 lần, lượng dùng cũng cần phải khống chế nghiêm ngặt, mỗi lần chỉ đong một thìa chừng 7- 8g bột trân châu, uống kèm với trà nóng. Nếu nghĩ rằng dùng nhiều lượng và liên tục sẽ có ích thì sẽ đem lại kết quả ngược lại, là có hại cho cơ thể.”

Mấy chục năm trời, không biết Từ Hi đã ăn uống bao nhiêu trân châu, chẳng ai từng thống kê. Có điều là Từ Hi đã sống qua 70 tuổi - cái tuổi xưa nay hiếm - mà vẫn giữ được làn da tươi nhuận, khả năng là trân châu đã phát huy tác dụng rồi đó chăng?

  • Đông Nhan

[links()]

TAGS:
Theo: