9 loại dị vật “núp” trong đồ ăn của con mà bạn chẳng hề biết

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Vì lí do nào đó, trong thức ăn của con bạn có thể được cho thêm một vài “nguyên liệu” kinh dị như cát hay thậm chí là chất bài tiết của động vật.

Mô tả ảnh.
Bạn chẳng biết được trong thức ăn của con lại có thể chứa những thứ kinh dị này.

 

1. Những “nguyên liệu” này có thể giết chết cơn thèm ăn của bạn ngay tức khắc

Rất nhiều bậc cha mẹ lựa chọn thức ăn chế biến sẵn tại các quán ăn tự phục vụ cho con mình, vừa để tránh cho bọn trẻ khỏi phải xếp hàng lấy đồ ăn trưa ở trường vừa kiểm soát được thực đơn của con. Tuy nhiên, nếu biết trong những đồ ăn bạn thường chuẩn bị cho con có chứa những “dị vật” sau thì chắc chắn bạn sẽ chẳng giữ nổi bình tĩnh. Mặc dù được Cục quản lí Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA công nhận là an toàn, song đồ ăn ưa thích của con bạn có thể bị lẫn 9 loại “dị vật” mà mới nghe thấy thôi bạn đã chẳng còn thiết tha ăn uống gì nữa. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết những “dị vật” ấy là gì và làm thế nào để nhận biết chúng.

2. Tóc người

Mô tả ảnh.
Trong bánh mì có chứa chất được chiết xuất từ tóc người.

 

Được tìm thấy trong: Bánh mì

Tên gọi trên bao bì: L-cysteine

Công dụng: L-cysteine là một amino acid tự nhiên, được chiết xuất từ tóc người, lông vịt hoặc có thể được tổng hợp bởi con người. Chất này được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp làm bánh, giúp bánh mì mềm hơn, rút ngắn thời gian hoàn thành sản phẩm và được FDA đánh giá là vô hại với sức khỏe con người. Nhưng chắc hẳn là bạn chẳng muốn cho con mình ăn một chiếc sandwich có lẫn “lông tóc” bên trong đúng không nào? Lần sau mua bánh mì, bạn đừng quên xem kĩ thông tin thành phần trên bao bì để lựa chọn những sản phẩm không chứa L-cysteine cho con, hoặc đơn giản hơn, bạn có thể mua cho con bánh mì tươi ở tiệm bánh gần nhà.

3. Bột gỗ

Mô tả ảnh.
Cellulose - thành phần chính của bột gỗ - được tìm thấy trong phô mai, mì ống,...

 

Được tìm thấy trong: Phô mai sợi, bánh quy giòn, mì ống

Tên gọi trên bao bì: Cellulose, microcrystalline cellulose (MCC), cellulose gel, cellulose gum hoặc carboxymethyl cellulose

Công dụng: Như chúng ta đều biết, cellulose là thành phần hóa học cơ bản của bột gỗ. Trong công nghiệp chế biến thực phẩm, cellulose được sử dụng khá phổ biến với mục đích cung cấp thêm chất xơ, làm dày kết cấu, làm tăng trọng lượng sản phẩm và giúp bảo quản chúng lâu hơn. Mặc dù không gây hại tới sức khỏe nhưng cellulose là chất khó tiêu và không có giá trị dinh dưỡng.

4. Cát

Mô tả ảnh.
Bạn có biết trong súp con bạn thường ăn có thành phần cấu tạo nên cát?

 

Được tìm thấy trong: Súp

Tên gọi trên bao bì: Silicon dioxide

Công dụng: Silicon dioxide – loại hóa chất có trong cát – được dùng để tránh cho thực phẩm bị vón cục. Lượng silicon dioxide được cho phép chiếm không quá 2% trọng lượng sản phẩm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Tuy vậy, chắc hẳn bạn cũng không muốn trong thức ăn của con mình có chứa nhiều chất phụ gia.

5. Tinh dầu cừu

Mô tả ảnh.
Kẹo cao su có chứa tinh dầu cừu.

 

Được tìm thấy trong: Kẹo cao su

Tên gọi trên bao bì: Lanolin, gum base, aliphatic alcohols, cholesterin, isopropyl lanolate, laneth, lanogene, lanolin alcohols, lanosterols, sterols hoặc triterpene alcohols

Công dụng: Bạn có biết tinh dầu chiết từ lớp lông mịn của cừu được dùng làm chất nền tạo độ dẻo cho kẹo cao su? Vì thế, thay vì cho lũ trẻ ăn kẹo cao su sau bữa ăn, sao bạn không để chúng nhâm nhi vài cái kẹo có nguồn gốc thiên nhiên nhỉ.

6. Chất bài tiết từ hậu môn hải ly

Mô tả ảnh.
Hương liệu tự nhiên tạo mùi cho đồ uống chính là ... chất bài tiết của hải ly.

 

Được tìm thấy trong: Chất tạo mùi cho đồ uống và bánh pudding (vani, mâm xôi)

Tên gọi trên bao bì: Tên hóa học của chất này là castoreum, nhưng được in trên bao bì là “hương liệu tự nhiên” một cách chung chung.

Công dụng: Chất lỏng sền sệt, bóng và nhờn màu nâu được lấy từ tuyến bài tiết của hải ly được dùng để tạo hương vani hoặc mâm xôi cho thực phẩm. Dù cho castoreum có được công nhận là an toàn đi chăng nữa thì làm gì có ai dám ăn đồ ăn có chứa thứ chất kinh khủng này cơ chứ. Tuy nhiên, các nhà sản xuất sẽ không bao giờ đề tên thật của chất này lên bao bì sản phẩm mà chỉ đề chung là “hương liệu tự nhiên”. Tại sao bạn không tự làm bánh hay sữa chua phục vụ cả gia đình bằng những nguyên liệu tự nhiên tươi mới nhỉ, chắc chắn là ngon hơn các sản phẩm có chứa loại chất “đặc biệt” này bạn mua bên ngoài đấy!

7. Sâu bọ

Mô tả ảnh.

Màu đỏ của thạch, nước trái cây là sản phẩm của loại chất được chiết xuất từ bọ cánh cứng.

 

Được tìm thấy trong: Sữa chua, nước ép hoa quả, bánh pop tart.

Tên gọi trên bao bì:  Carmine, phẩm yên chi

Công dụng: Phẩm yên chi, loại chất khiến cho thực phẩm có màu đỏ tươi, được chiết xuất từ bụng của bọ cánh cứng. Tuy được kiểm chứng là an toàn nhưng chất này vẫn gây ra một số ca dị ứng.

8. Da động vật

Mô tả ảnh.
Chất làm đông thạch, sữa chua có nguồn gốc từ da, xương động vật.

 

Được tìm thấy trong: Thạch, bánh pudding, ngũ cốc trộn sữa, sữa chua

Tên gọi trên bao bì: Gelatin

Công dụng: Gelatin, chất làm đông được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế biến thực phẩm, là một chế phẩm tạo ra từ collagen có trong da động vật (phổ biến trong da bò và lợn). Để con khỏe mạnh hơn, bạn nên tránh cho bọn trẻ ăn những thực phẩm có chứa chất này.

9. Chất bài tiết của rệp

Mô tả ảnh.
Chất bài tiết của rệp son cái được tìm thấy trong các loại kẹo.

Được tìm thấy trong: kẹo cứng, kẹo ngô

Tên gọi trên bao bì: men, shellac

Công dụng: Lớp phủ bóng bẩy của những viên kẹo ngon lành bạn thường mua cho con được tạo thành từ chất bài tiết của rệp son cái. Thay vì ăn kẹo được chế biến sẵn, sao bạn không để con ăn “kẹo thiên nhiên” – những loại hoa quả ngọt lành thơm mát? Nếu con bạn không thích ăn hoa quả, hãy rắc một lớp vụn sô-cô-la lên trên bề mặt, bọn trẻ lại chẳng ăn ngon lành ý chứ.

10. Dầu hỏa

Mô tả ảnh.
Các loại phẩm màu có trong đồ ăn vặt có nguồn gốc từ dầu hỏa.

 

Được tìm thấy trong: nước soda, nước ép hoa quả, đồ nướng, ngũ cốc, bim bim, đồ ăn vặt,…

Tên gọi trên bao bì: Thuốc nhuộm thực phẩm nhân tạo thường được phân loại theo số. Một vài tên gọi thường thấy trên bao bì là Vàng #5 và #6, Đỏ #40, Xanh lá #3,…

Công dụng: Các loại thuốc nhuộm thực phẩm lưu hành trên thị trường có nguồn gốc từ dầu hỏa. Tuy được Cục quản Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kì FDA cấp phép sử dụng nhưng loại chất này vẫn gây tranh cãi trong nhiều năm qua và bị cho là có liên quan đến chứng tăng động ở trẻ. Chất này cũng không mang lại bất kì giá trị dinh dưỡng nào cho người sử dụng. Do đó, tốt hơn hết bạn hãy hạn chế mua nước đóng chai và tự pha những loại nước hoa quả thơm ngon cho lũ trẻ tại nhà. 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn