Bí kíp giúp con ngủ ngoan khi lạ nhà

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Khi bạn có việc bận phải gửi trẻ nhà ông bà hay khi đưa trẻ đi du lịch… thì vấn đề cho bé chịu ngủ ngoan là cả một vấn đề, nó cần cả sự luyện tập nữa. Hãy thử những bí kíp dưới đây để giúp bé chịu ngủ ngoan ở nơi lạ các mẹ nhé!

Luyện tập thường xuyên

Đừng chờ đến khi bé biết đi mới luyện tập cho bé ngủ ở nhà người lạ. Trước hết hãy cho bé thường xuyên tới nhà ông bà ngủ với loại nôi di động mang từ nhà tới để thử nghiệm. Quen dần thì tập cho bé nằm nôi khác được sắm riêng tại nhà bà.

Bí kíp giúp con ngủ ngoan khi lạ nhà

Hình thành thói quen

Trẻ em luôn làm mọi thứ theo thói quen. Vì thế bé sẽ chịu ngủ ở nhà khác nếu như việc đi ngủ không khác gì so với nhà của mình mấy. Nếu mẹ thường cho bé ngủ sau nửa tiếng bú mẹ, hoặc lần nào cũng sử dụng áo ngủ thì hãy làm y chang như thế dù bé ngủ ở bất cứ đâu.

Để bé làm quen với môi trường mới

Khi cả gia đình bạn đã đến được nơi nghỉ ngơi, hãy dành chút thời gian tập cho bé làm quen với nơi ở mới. Đừng để những người xa lạ hay những cá nhân không thuộc gia đình của bạn ru và đặt bé ngủ trong đêm đầu tiên ở đây.

Cố gắng đi ngủ sớm cùng các bé. Khi cho bé ngủ ở một nơi xa lạ có nghĩa là bạn sẽ vô tình phá vỡ nếp sinh hoạt của bé. Hãy cố gắng thu xếp xong xuôi mọi công việc và “tắt đèn” đi ngủ cùng với các bé.

Tạo sự thân thuộc

Khi bé ở một nơi xa lạ, bạn hãy giúp các con luôn cảm thấy được an toàn và thân quen bằng cách giữ vững nề nếp giấc ngủ cho bé như khi ở nhà.

Hát ru và kể cho các con những bài hát, câu chuyện đã quen thuộc với chúng. Đừng quên mang theo những đồ vật đã gắn với giấc ngủ của bé (Ví dụ, các con vật phát nhạc….)

Ngoài ra, thêm một cái núm vú giả cũng có thể giúp bé ngủ ngon hơn. Một chiếc nôi di động cũng rất hiệu quả. Khứu giác của nó rất nhạy, nếu đặt bé ngủ trong chiếc nôi với mùi của riêng mình thì bé sẽ không còn sợ hay giật mình gì mà ngủ một giấc tới sáng luôn đấy.

Bí kíp giúp con ngủ ngoan khi lạ nhà

Không làm trẻ sợ

Cần giảm tối đa các kích thích ngoại cảnh cũng như nội tại lên hệ thần kinh của trẻ trong lúc ngủ. Điều quan trọng nhất là tránh tiếng ồn và ánh sáng, vì chúng làm cho giấc ngủ của trẻ không sâu và dễ thức giấc. Ngoài ra, các yếu tố khác như để trẻ đói hay quá no, cơ thể không sạch sẹ, quần áo chật, nằm sai tư thế, nơi ngủ bẩn, chật chội và không thông thoáng đều gây tác hại xấu cho giấc ngủ.

Cần tránh các chấn thương tâm lý làm cho trẻ bị ức chế trước khi ngủ, như doạ nạt, quát mắng, kể những chuyện ma quái, kinh dị …Khi trẻ có lỡ tè dầm thì cũng nhẹ nhàng thay quần áo và vệ sinh chỗ nằm, thay vì cằn nhằn hay trừng phạt vì điều đó lại càng khiến trẻ dễ dễ …tè dầm thêm.

Duy trì thói quen đã thiết lập

Khi mọi thứ đã vào nề nếp, thì mẹ có đưa bé đi bất cứ đâu cũng không lo lắng gì nữa. Nhưng hãy nhớ cố gắng đừng làm thói quen đã lập trình sẵn ấy bị phá vỡ. Cụ thể là đừng xáo trộn thời gian chơi, cho bú, ngủ quá nhiều khi cho bé ra khỏi nhà.

Dù có thể linh hoạt giờ giấc theo hoàn cảnh nhưng mẹ cũng cần lưu ý tránh cho bé yêu ngủ trên xe hơi hay xe đẩy trên đường đi hoặc về nhà. Dĩ nhiên nếu thời điểm đó trùng với giờ ngủ của bé thì đành chịu, nhưng nếu làm thường xuyên thì không tốt cho giấc ngủ của bé chút nào. Bé yêu sẽ không muốn thức dậy, hay ngủ trở lại khi bạn đến nơi (hay về nhà).

Vì đang dở giấc mà bị đánh thức nên bé sẽ sinh ra cáu bẳn, bực bội, khó chịu. Cách tốt nhất là: Đừng tranh thủ thời gian di chuyển để cho bé ngủ. Cứ để bé sinh hoạt theo giờ giấc như ở nhà. Tới nơi thì theo đúng giờ lại đặt bé vào nôi ngủ di động cùng núm vú giả quen thuộc.

Theo: