Chăm sóc trẻ 17 tháng tuổi như thế nào?

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Chế độ dinh dưỡng cho trẻ hay kế hoạch chăm sóc cho bé luôn là sự thắc mắc của các mẹ khi bé được 17 tháng tuổi.

Cách chăm sóc trẻ 17 tháng tuổi như thế nào?

Làm thế nào để chăm sóc bé tốt nhất, làm thế nào để bé phát triển một cách khỏe mạnh luôn là những thắc mắc của các mẹ. Vậy các mẹ đã tìm được câu trả lời cho mình chưa?

Khi trẻ 17 tháng tuổi, mẹ nên chăm sóc bé như thế nào?

Nguồn dinh dưỡng dành cho bé: 

Thay vì phải lập một thực đơn chi tiết với những món ăn cầu kỳ cho bé thì đến lúc này các món ăn đã trở nên đơn giản hơn vì con bạn sẽ ngày càng ăn nhiều thức ăn giống với các thành viên còn lại trong gia đình hơn. Trẻ thường có xu hướng ăn khi chúng đã sẵn sàng, có nghĩa các mẹ hãy cảm tần suất của các bữa ăn vặt trong thời gian giữa các bữa chính mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho bé yêu.

Thức uống:

Khi đến tháng thứ 17, các mẹ hãy tránh việc cho trẻ uống nước hoa quả, nước có ga, trà hoặc là các chất lỏng khác nhiều. Răng của chúng rất dễ bị sâu, khi ăn nhiều các sản phẩm chứa đường, gồm cả hoa quả sẽ làm tăng nguy cơ bị hỏng răng.

Mô tả ảnh.
Dinh dưỡng dành cho bé là điều kiện cần thiết để trẻ phát triển khỏe mạnh

Các đồ ăn vặt dạng snack cũng có thể làm gia tăng các axit bám trên men răng và tăng nguy cơ dẫn tới sâu răng. Do đó mà các mẹ nên chú ý những đồ ăn vặt cũng là nguy cơ dẫn đến sâu răng của trẻ.

Bé nên uống sữa như thế nào?

Đến tháng thứ 17,  nếu bé nhà bạn vẫn bú bình thì đây là thời điểm nên dừng lại để thay đổi hình thức đáp ứng dinh dưỡng cho bé. Ban đầu có thể làm cho trẻ không quen, tuy nhiên, để đảm bảo việc trẻ luôn vui vẻ thì thay vì sử dụng bình, bạn hãy cho bé sử dụng ống hút để hút từ cốc, một cái ly thủy tinh hoăc một cái cốc nhựa mềm để uống.

Chăm sóc sức khỏe cho bé

Nếu bạn nghĩ cứ không cho con tiếp xúc với bên ngoài nghĩa là con sẽ khỏe mạnh thì các mẹ đang sai lầm đấy nhé. Từ thời gian này trở đi, các mẹ đừng giới hạn con bạn tiếp xúc với những đứa trẻ khác. Trẻ em không được sinh ra với các bản năng xã hội và chúng cần học tập các kỹ năng thông qua việc tiếp xúc và làm mẫu của người khác. Mặc dù bạn muốn cách ly con bạn với các loại vi trùng có thể có từ đứa trẻ khác thì đây cũng không phải là cách tốt để bảo vệ vấn đề sức khỏe cho bé.

Hơn thế nữa, đây là giai đoạn quan trọng để giúp hệ miễn dịch của bé có thể thích ứng và chống lại phổ rộng các loại vi khuẩn và vi rút có hại, nhưng chúng cũng cần phải được chuẩn bị hoàn hảo để làm việc hiệu quả. Tất nhiên, việc tránh xa các mối nguy cơ khi tiếp xúc với người có bệnh là tốt nhưng không phải lúc nào cũng có thể làm được việc đó.

Vệ sinh hằng ngày cho bé

Do bé hoạt động nhiều nên việc các mẹ duy trì một số tiêu chuẩn đơn giản cũng giúp ích cho việc đảm bảo vấn đề sức khỏe con bạn. Như tắm hằng ngày, thường xuyên thay tã hoặc bỉm, rửa tay, tiêm chủng, đánh răng và hạn chế tiếp xúc với người ốm là việc làm rất cần thiết.

Chú ý đến các biểu hiện bệnh của bé

Trong một số trường hợp, khi trẻ không được khỏe cũng không có những dấu hiệu rõ ràng lắm. Thông thường, trẻ ở nhóm tuổi này sẽ trở nên yên lặng hơn, không thích những món ăn cũng vẫn ăn và có một số thay đổi trong hành vi. Thường thì do chúng đang ủ bệnh và trước khi các triệu chứng trở lên rõ ràng thì bé sẽ bám dính lấy bạn.

Nếu trẻ bị ốm, cần lên kế hoạch chăm sóc bé và nên có một vài ngày yên tĩnh ở nhà. Thường thì ở những khoảng thời gian mà các bệnh lây nhiễm đang lưu hành, giới hạn con không tiếp xúc với nguồn lây bệnh là cách chăm sóc cần thiết đấy nhé.

 Khi được 17 tháng tuổi, trẻ có những thay đổi nào?

Trẻ nói không với mặc bỉm

Đối với rất nhiều trẻ khi đến tháng thứ 17 thường khẳng định sự độc lập bằng nhiều cách như tự cởi tất hoặc bỉm và tự đánh răng mặc dù việc này chỉ đơn thuần là cho bàn chải vào miệng và nhai. Tuy nhiên, dù bé có làm gì thì các mẹ vẫn cần phải giúp bé.

Trẻ muốn được tự tập đi vệ sinh

Đối với từng trẻ mà cách dạy bé cũng khác nhau, nhưng nếu việc tập cho bé ngồi bô nghe có vẻ hấp dẫn, thử tập cho bé trong vòng 3 ngày hoặc ít hơn. Mặc dù bô được thiết kế cho trẻ nhỏ từ 15 tháng, tất nhiên mỗi đứa trẻ đều khác biệt và mỗi phương cách không thể hiệu quả cho tất cả các bé. Tuy có thể nhiều mẹ cho rằng rằng còn quá sớm để tập cho bé, bạn cũng nên thử. Trẻ con thay đổi rất nhanh khiến điều dường như không điều thể lúc này lại hoàn hảo để áp dụng sau vài tháng.

Bé bi bô nhiều hơn

Dù bây giờ bé nói rất khó hiểu nhưng trên thực tế thì mẹ và bố có thể là những người duy nhất có thể giải nghĩa những gì bé muốn nói: thường là nói ngọng và pha trộn từ ngữ với những tiếng bi bô là điều bình thường.

Chăm sóc trẻ sơ sinh 9 tuần tuổi như thế nào?
Chăm sóc trẻ sơ sinh 9 tuần tuổi như thế nào?
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Bé nhà bạn đã được 9 tuần tuổi và đã bắt đầu bước sang tháng thứ 3, vậy các mẹ đã có những “tuyệt chiêu” để chăm sóc bé yêu hay chưa?
Chăm sóc trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi như thế nào?
Chăm sóc trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi như thế nào?
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Thấm thoát mà bé nhà bạn đã được tròn 2 tháng rồi, nhưng đến tuần thứ 8 này, mẹ nên chăm sóc trẻ như thế nào là phù hợp nhất?
Theo:  khoevadep.com.vn