Chăm sóc trẻ 18 tháng tuổi như thế nào?

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Bé yêu của mẹ giờ đây đã được 1 tuổi rưỡi, bé ngày càng nghịch ngợm hơn trước. vậy các mẹ đã có kế hoạch gì cho bé chưa?

Cách chăm sóc trẻ khi được 18 tháng tuổi

Giờ đây, khi bé được 18 tháng tuổi thì việc lập một kế hoạch để chăm sóc bé là điều hết sức cần thiết đối với các mẹ, vậy các mẹ đã lập kế hoạch cho bé yêu của mình như thế nào?

Chăm sóc trẻ khi được 18 tháng tuổi như thế nào là đúng?

Dạy bé cách độc lập

Thời điểm này, các mẹ tạo cho trẻ những trò chơi nhiều đủ màu sắc để có thể thu hút được ánh nhìn của trẻ cũng như giúp bé vận dụng khả năng sáng tạo mình như: ghép tranh, dán giấy, vẽ tranh bằng tay và nặn đất là những hoạt động rất tốt cho bé.

Một lưu ý cho các mẹ là khi trẻ chơi xong, đừng dọn dẹp quá nhanh, khả năng tập trung của bé rất ngắn và bé luôn thích sự chuyển giữa hoạt động này với hoạt động khác. Hãy khuyến khích những nỗ lực và để bé biết bé rất thông minh bởi sự chú ý và những phản hồi tích cực là rất quan trọng để bé xây dựng cho mình lòng tự trọng và sự tự tin.

Hãy tương tác với trẻ nhiều hơn

Để 2 mẹ con gần gũi nhau hơn thì các mẹ có thể đọc truyện cho con và để bé chọn câu chuyện mình muốn nghe. Bạn sẽ nhận thấy sự yêu thích tăng dần lên và tiếp tục tăng lên khi bé càng lớn lên.

Mô tả ảnh.
Chăm sóc bé yêu như thế nào là hiệu quả nhất?

Khi đọc, mẹ hãy để ý giọng và thêm càng nhiều sự sinh động càng tốt. Em bé của bạn sẽ không chỉ trích những nỗ lực của bạn và có thể còn bắt chước bạn. Ngoài ra, các mẹ cũng hãy chỉ cho con nên đọc từ bên trái sang phải của trang sách. Mặc dù bé sẽ không hiểu ý nghĩa của điều đó nhưng việc tiếp xúc hàng ngày và lặp đi lặp lại sẽ giúp những việc làm của bạn trở nên ý nghĩa.

Cho bé ăn trưa sớm lên

Đối với mỗi bé, thì thời gian thức dậy trung bình vào buổi sáng của các bé là từ 6.30 đến 7 giờ nên bé sẽ rất cần một giấc ngủ nữa sau bữa trưa. Bạn sẽ thấy bé quá mệt mỏi để ăn được nhiều, vì vậy lời khuyên là bạn hãy cho bé ăn bữa trưa sớm hơn một chút hoặc một ăn nhiều buổi sang rồi sau khi bé thức dậy mới cho ăn bữa trưa. Hãy sắp xếp thời gian của bé cho thật hợp lý cả ngày và đêm. Nếu bé không muốn đi ngủ, thử làm cho phòng bé tối đi một chút.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 18 tháng tuổi

Trong trường hợp bé nhà bạn không muốn ăn nhiều, hãy đưa cho mọi người có mặt trong bàn ăn một cái đĩa sạch và để họ tự phục vụ mình từ đĩa bát đựng đồ ăn chung trên bàn. Chú ý đến đĩa thức ăn nhiều hơn một chút, nếu bạn thấy con thích món nào, hãy gắp nó cho bé.

Ngoài ra, các mẹ cũng cần phải cung cấp đủ dinh dưỡng từ các nhóm dinh dưỡng cho bé: chất đạm, chất xơ, tinh bột, vitamin và các khoáng chất khác để bé nhà bạn có thể phát triển một cách khỏe mạnh nhất nhé. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên hạn chế bé yêu ăn quá nhiều đồ ngọt bởi nó sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu quá, việc ăn ngon miệng trong những món ăn chính và cả những vấn đề liên quan đến răng miệng nữa nhé.

Hãy giữ con cho khỏe mạnh

Việc tiêm chủng trong tháng thứ 18 này của trẻ rất quan trọng, do vậy mà các mẹ  hãy mang bé đến nơi tiêm chủng và đừng quên mang theo sổ theo dõi sức khỏe để ghi lại thông tin.

Chăm sóc da cho bé nếu phải đi ra ngoài

Khi các mẹ đưa bé ra ngoài nắng thì cũng đừng quên bảo vệ da và mắt của trẻ từ tia cực tím. Làn da em bé rất dễ bị cháy nắng. Tránh đưa bé ra ngoài trong khoảng từ 10h đến 3h chiều.

Hơn thế nữa, các mẹ cũng nên ghi nhớ rằng mặt trời mùa đông cũng có thể gây hại như trong những tháng mùa hè. Cũng đừng bỏ quên việc bảo vệ đôi mắt bé. Thoái hóa điểm vàng là một bệnh cũng có thể bắt đầu từ khi còn sơ sinh.

Vệ sinh răng miệng cho trẻ

Dù bé mới được 18 tháng nhưng các mẹ cũng đừng quên đánh răng cho bé 2 lần một ngày với một bàn chải mềm, đầu nhỏ và với lượng kem đánh răng có kích thước bằng hạt đậu. Khuyến khích con bạn nhổ kem đánh răng ra ngoài khi chải xong nhưng cũng đừng quá lo lắng nếu bé nuốt phải nó. Theo ý kiến của các chuyên gia thì các mẹ hãy dùng những tuýp kem đánh răng có hàm lượng flour phù hợp cho răng trẻ em.

Bảo vệ chân cho trẻ

Chân bé vẫn còn rất mềm và cần được bảo vệ khỏi những hòn đá cứng và mặt đất, do vậy mà các mẹ nên cho trẻ đi giày cho bé khi ra ngoài đặc biệt khi không ở trong sân nhà.. Đừng lo lắng nếu chân bé vẫn còn bằng phẳng, thời gian sẽ giúp bé lớn lên và những dấu hiệu trưởng thành sẽ xuất hiện nhiều hơn.

Khi trẻ có những dấu hiệu này, hãy đưa trẻ đến gặp các bác sĩ

1.Bé không chịu đi

2.Không biết chức năng những đồ dùng quen thuộc dùng làm gì

3.Không bắt chước người khác

4.Không tập nói hay không nói được từ nào mới

5. Không nói được ít nhất 6 từ

6. Trẻ không để ý hoặc không quan tâm khi người chăm sóc bé rời đi hoặc quay trở lại.

7. Trẻ bị đánh mất những kỹ năng mà bé từng biết.

8. Trẻ có dấu hiệu biếng ăn hoặc ăn nhưng không hấp thụ được.

Nếu bé nhà bạn gặp phải những triệu chứng này thì các mẹ nên đưa bé đến các trung tâm y tế để được các bác sĩ khám và tư vấn nhé.

Chăm sóc trẻ 17 tháng tuổi như thế nào?
Chăm sóc trẻ 17 tháng tuổi như thế nào?
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Chế độ dinh dưỡng cho trẻ hay kế hoạch chăm sóc cho bé luôn là sự thắc mắc của các mẹ khi bé được 17 tháng tuổi.
Chăm sóc trẻ sơ sinh 15 tuần tuổi như thế nào?
Chăm sóc trẻ sơ sinh 15 tuần tuổi như thế nào?
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Trẻ được 15 tuần tuổi vậy các mẹ có biết cách chăm sóc trẻ như thế nào là tốt nhất?
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn