Chăm sóc trẻ 25 tháng tuổi như thế nào?

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Khi bé yêu của bạn được 25 tháng tuổi thì cách chăm sóc trẻ như thế nào là tốt nhất cho bé?

Cách chăm sóc trẻ khi bé được 25 tháng?

Làm thế nào để chăm sóc trẻ khi bé đã được 25 tháng tuổi là điều được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm, vậy các mẹ có biết làm thế nào để có thể chăm sóc cho trẻ tốt nhất?

Trẻ được 25 tháng tuổi, các mẹ nên chăm sóc bé như thế nào?

Khả năng ngôn ngữ của trẻ được nâng cao

Khi đến 25 tháng tuổi, bé đã biết dùng nhiều từ hơn để mô tả sự vật như mềm, cứng, bẩn hay sạch, hay kết hợp vài từ thành câu. Bé cũng hiểu khi được hỏi gì đó và trả lời.

Ngoài việc “thông thạo” từ ngữ hơn thì việc bé sẽ học cách sử dụng dụng cụ gia đình như dao kéo, các nút bấm, bánh xe và tay nắm cửa là rất tốt đấy nhé. Tuy nhiên, ở thời điểm này, bé vẫn còn ích kỷ, không thích chia sẻ, ngay cả khi bé không thích một món đồ chơi nào đó nhưng có đứa trẻ khác muốn lấy món đồ chơi ấy thì bé sẽ lấy lại.

Phát triển kỹ năng vận động

Đến 25 tháng tuổi, bé yêu của bạn sẽ bắt đầy phát triển kỹ năng vận động, bé cầm bút chì thành thạo hơn, biết vẽ vòng tròn và bắt chước những hình ảnh đơn giản. Bé biết cử động bằng miệng hoặc le lưỡi khi tập trung vào việc gì đó tuy phải mất nhiều nỗ lực.

Phát huy sự phát triển của trẻ

Mô tả ảnh.
Chăm sóc bé yêu như thế nào ở tuần thứ 25?

Thời gian này, các mẹ có thể cho bé một quả bóng và cái gậy để chơi với bóng. Điều này tốt cho sự phối hợp tay và mắt của bé và bạn sẽ ngạc nhiên khi bé trở nên khéo léo một cách nhanh chóng. Hãy tập bé sử dụng đều hai tay dù bé vẫn còn quá nhỏ để thuận một tay nào hơn.

Các mẹ nên khuyến khích bé vận động thay vì để thời gian bé dán mắt vô màn hình ti vi. Để ý bé đang xem gì trên ti vi. Hãy nhớ rằng không chỉ những gì bé xem mới quan trọng mà những gì bé không làm trong lúc ngồi yên xem ti vi mới là quan trọng đấy nhé các mẹ.

Đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc

Dù bé đã được 25 tháng thì việc ngủ ngày vẫn sẽ là một phần thiết yếu của bé. Bé sẽ mệt sau khi ăn trưa và bạn cũng cần nghỉ ngơi một chút. Cố gắng phớt lờ nếu bé không muốn đi ngủ. Hãy thiết lập các giới hạn, sẽ rất tốt nếu bạn kiên định với bé và giữ bình tĩnh.

Chú ý an toàn cho trẻ

Ở tháng thứ 25, bé sẽ hoạt động chạy nhảy nhiều hơn nghĩa là bạn cũng sẽ vất vả theo. Kiểm tra các cổng và hàng rào cho chắc chắn vì bé vẫn còn quá nhỏ để hiểu những rủi ro với mình.

Các mẹ nên khuyến khích bé chơi bên ngoài mỗi ngày và thực hiện những động tác không làm được trong nhà. Bé sẽ biết phân biệt giữa chơi trong nhà và ngoài trời, nhưng cố gắng kết hợp hai môi trường nếu có thể.

Chú ý dinh dưỡng cho trẻ trong

Nên sử dụng sữa ít béo

Đối với trẻ 25 tháng tuổi nên uống bốn lưng cốc sữa hàm lượng 1% béo mỗi ngày. Lúc này, sữa nguyên kem hoặc sữa 2 phần trăm không còn cần thiết (trừ khi được bác sĩ khuyên dùng).

Ngoài ra, nếu các mẹ muốn cung cấp dinh dưỡng từ sữa cho trẻ thì có thể lựa chọn sữa bột bởi nó cung cấp lượng chất béo cân bằng hơn, đặc biệt là loại sữa này có chứa DHA và ARA không có trong sữa bò.

Chú ý đến chỉ số khối cơ thể của trẻ (BMI).

Kể từ khi trẻ bước sang năm tuổi thứ 2 thì các bác sĩ thường bắt đầu theo dõi chỉ số BMI, bởi chỉ số này được sử dụng để đánh giá thể trạng của trẻ dựa trên chiều cao và trọng lượng.

Theo đó, trẻ có chỉ số BMI nằm giữa 86 và 94 được coi là thừa cân, trên mức 94 được xác định là béo phì. Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn giữ trọng lượng cho trẻ trong giới hạn khỏe mạnh phù hợp theo độ tuổi và giới tính.

Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ nên phong phú hơn

Hầu hết trẻ đều quá kén chọn hay từ chối một số loại thức ăn nhất định, hoặc chăm chăm vào một vài món ăn. Điều này rất bình thường đối với độ tuổi của trẻ, và nếu như bạn không quá nghiêm trọng hóa vấn đề, thói quen này sẽ dần mất đi. Hãy tiếp tục cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm, ngay cả khi trẻ từ chối ở lần đầu tiên hay lần thứ 10 đi chăng nữa.

Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt

Ở tuổi này không cần ăn bánh quy, bánh kem, và những món có đường khác mỗi ngày. Hãy để dành đồ ngọt cho những dịp đặc biệt, và tránh sử dụng chúng như một phần thưởng cho trẻ đấy nhé.

Không phải tất cả thực phẩm trẻ đều ăn được

Trong giai đoạn này, bé thường có khuynh hướng tự ăn nên đòi hỏi cần phải cung cấp cho trẻ các loại thực phẩm an toàn.

Nếu bé muốn ăn xúc xích thì cha mẹ nên cắt nhỏ xúc xích và cà rốt sống theo chiều dọc thay vì theo dạng tròn. Và tránh các loại thức ăn như kẹo cứng, đậu phộng, kẹo dẻo, và kẹo cao su đấy nhé.

Đảm bảo sức khỏe cho trẻ

Do bé còn nhỏ và da còn mỏng nên các dung dịch tẩy rửa và hóa chất có thể không độc hại với người lớn nhưng có thể nguy hại với một đứa trẻ đang phát triển khi cơ thể chưa trưởng thành. Nếu bé muốn giúp bạn lau rửa gì đó, hãy cho bé một xô nước sạch với một số chất không gây kích ứng hay làm ảnh hưởng đến bé.

Ngoài ra thì các mẹ cũng chú ý theo lịch tiêm chủng cho trẻ.Tuy nhiên, nếu bạn vừa từ nước khác về hoặc bé tiêm trễ một mũi nào đó, hãy hỏi ý bác sĩ tiêm ngừa. Thà tiêm muộn còn hơn bỏ qua mũi tiêm đó luôn.

Chăm sóc trẻ sơ sinh 10 tuần tuổi như thế nào?
Chăm sóc trẻ sơ sinh 10 tuần tuổi như thế nào?
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Mới thế mà bé nhà bạn đã đến tháng thứ 3 rồi, vậy các mẹ đã giữ cho mình “bí kíp” chăm sóc cho bé khi được 10 tuần tuổi chưa?
Chăm sóc trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi như thế nào?
Chăm sóc trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi như thế nào?
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Thấm thoát mà bé nhà bạn đã được tròn 2 tháng rồi, nhưng đến tuần thứ 8 này, mẹ nên chăm sóc trẻ như thế nào là phù hợp nhất?
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn