Chăm sóc trẻ 26 tháng tuổi như thế nào?

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Đối với bé, cách chăm sóc sẽ quyết định đến sự phát triển của bé, vậy các mẹ có những cách chăm sóc cho trẻ như thế nào?

Cách chăm sóc bé yêu khi trẻ đã được 26 tháng tuổi

Đến giai đoạn này, bé vận động rất nhiều còn miệng thì nói liếng thoắn. Nhưng bí kíp để chăm sóc bé ở thời điểm này là gì?

Cách chăm sóc trẻ khi bé được 26 tháng?

Đến tháng thứ 26, bé yêu phát triển như thế nào?

Cân nặng:

Ở giai đoạn này, bé sẽ cao và có thể gầy hơn trong vài tháng tới. Sự thèm ăn của bé có thể không cải thiện và bởi bé quá hiếu động, bất kỳ chất béo nào bé có được đều bị tiêu hao trong việc vận động.

Nhiều nghiên cứu hiện nay đã cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa trọng lượng thừa lúc thơ ấu và khả năng béo phì và thừa cân khi trưởng thành, do vậy mà các mẹ cũng nên chú ý đấy nhé.

Vận động:

Giờ đây bé sẽ muốn chạy nhảy đủ kiểu, có thể giữ thăng bằng trên một chân và biết cách phối hợp chân trong các hoạt động chạy nhảy chứ không chỉ chúi về phía trước. Bé vẫn nhìn xuống chân nếu đang đi bộ ở chỗ lạ hoặc nếu bé nghĩ rằng bé đang đi bộ trên một vật gì đó.

Giúp bé nhận dạng màu sắc và phát triển trí não

Khi chơi đồ chơi, csac bé có thể rất thích xếp đồ chơi chồng lên nhau hoặc những thứ có thể phân thành những màu sắc và hình dạng tương tự. Hãy gọi tên màu sắc khi bạn chơi với bé nhưng đừng mong bé có thể nhận ra ngay chính xác màu sắc. Bé thích xếp các đồ chơi có hình dạng tương tự với nhau và có thể phát hiện phần còn thiếu của một món đồ chơi yêu thích và đi tìm.

Hãy giúp trẻ độc lập

Mô tả ảnh.
Cách chăm sóc trẻ 26 tháng tuổi như thế nào là đúng cách?

Nghiên cứu cho thấy trẻ chơi với bố mẹ thường xuyên có xu hướng ít đòi hỏi, do đó mà các mẹ cũng nên sắp xếp để chơi với bé mỗi ngày. Dường như bé biết bé sẽ được yêu thương nhiều hơn nếu bé ngoan. Bé vẫn không tập trung vào cái gì quá lâu nên dù món đồ chơi mới có thú vị, hấp dẫn đến đâu cũng chỉ thu hút sự chú ý của bé trong thời gian ngắn.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Khi bé 26 tháng tuổi, bé hoàn toàn có thể tự ăn mà không cần bạn đút. Một số cha mẹ đút bé ăn bằng thìa, nhất là khi họ lo bé không ăn đủ. Tuy nhiên, nếu được các mẹ nên để bé tự ăn là cách tốt nhất để kiểm soát bé ăn gì và khi nào ngừng ăn, nhưng cha mẹ cần kiểm soát giờ ăn của trẻ.

Hãy giảm lượng chất béo trong sữa

Tuổi này việc giảm lượng béo trong sữa và dùng các loại sữa khác thay vì chỉ dùng sữa nguyên kem, miễn vẫn có một số chất béo trong các loại thực phẩm khác trong chế độ ăn uống là điều rất cần thiết.

Ngoài ra thì các loại thực phẩm như gạo, đậu nành hay các loại sữa khác như sữa bò cần tăng cường canxi để đáp ứng mức tiêu thụ canxi hàng ngày cho nhóm tuổi này. Nếu bé ăn bữa tối vào khoảng 5-6 giờ chiều, có thể bé cần ăn nhẹ thêm trước khi ngủ. Sữa chua, một miếng trái cây, phô mai và bánh quy hoặc bánh mì nướng đủ để bé no và dễ ngủ.

Vệ sinh cho trẻ

Việc rửa tay tuy đơn giản nhưng bạn phải nhắc bé thường xuyên. Gội đầu và rửa mặt có thể là một vấn đề khác nên bạn cần làm nhanh một cách có sắp xếp.  Bởi ở tuổi này, bé dễ cảm lạnh và nhiễm trùng hô hấp, một số bé thường xuyên chảy mũi trong những tháng trời lạnh. Dùng khăn giấy thay vì khăn tay và bảo bé hắt hơi vào khăn giấy.

Dù bé muốn làm mọi thứ theo cách riêng của mình, bạn vẫn cần để ý những gì bé làm như chải tóc,đánh răng, cắt móng tay, móng chân, thậm chí rửa ráy sau khi đi vệ sinh... và dần dần uốn nắn cho các bé nhé.

Một số điểm cần lưu ý khi chăm sóc trẻ 26 tháng

+ Hãy cùng nhau đọc sách mỗi ngày cho bé hay băng ghi âm lại câu chuyện trong sách rất tốt cho nhóm tuổi này.

+ Hãy khuyến khích bé đi chân trần càng nhiều càng tốt ở chỗ nào an toàn. Trẻ con tìm hiểu về thế giới xung quanh thông qua các giác quan, kể cả lòng bàn chân của bé.

+ Các mẹ có thể để ý thấy nếu bé nhà mình đang nhìn gần một vật gì đó mới thấy rõ hoặc phải che một mắt để tập trung, hãy đưa bé đi bác sĩ nhãn khoa để khám mắt. Nếu phát hiện sớm vấn đề thị giác, kết quả điều trị sẽ tích cực hơn.

+ Nếu bạn lo sợ con mình bị “chậm” một vài kỹ năng nào và không theo kịp các bạn cùng trang lứa thì tốt nhất là các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ và kèm theo đó là sự tác động đến từ bạn bởi vì không một ai khác có thể hiểu rõ bé bằng chính mẹ của bé cả.

Chăm sóc trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi như thế nào?
Chăm sóc trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi như thế nào?
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Giờ đây, khi bé cứng cáp và có thể đỡ được đầu, thì các mẹ nên có những điểm lưu ý gì khi chăm sóc trẻ 7 tuần tuổi.
Có nên tập xi tè sớm cho bé?
Có nên tập xi tè sớm cho bé?
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Nhiều mẹ cho rằng tập xi tè cho con rất tốt, nhiều mẹ cho rằng sẽ làm hại thận con. Vậy tập xi tè có tốt không? Và có nên tập xi tè sớm cho trẻ?
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn