Cúng mùng 3 Tết và lễ hóa vàng tiễn tổ tiên

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Hàng năm, sau những ngày Tết con cháu lại làm lễ hóa vàng, tiễn tổ tiên về “cõi vĩnh hằng”. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người phân vân về cách cúng.

Theo tục lệ người Việt Nam, cứ mỗi dịp xuân về Tết đến các gia đình lại làm cơm cúng mời tổ tiên về dự 3 ngày Tết với con cháu.

Ba ngày Tết đó là ngày 30 Tết (nếu tháng thiếu thì vào ngày 29 Tết), đến ngày mùng 3 Tết hoặc ngày khai hạ mồng bảy Tết, là ngày cuối cùng, tiệc xuân đã mãn, con cháu lại cáo lễ để tiễn đưa Tổ tiên về cõi vĩnh hằng.

Do mỗi vùng miền có một phong tục khác nhau, nên một số nơi chỉ cúng đến ngày mùng 2 Tết (tức là chỉ có 2 ngày Tết), nhưng theo một số quan điểm vùng miền khác, như thế là chưa đúng, chưa phù hợp.

Bởi lẽ, ngày mùng 3 Tết theo quan niệm dân gian vẫn là ngày Tết thầy, nên các gia đình vẫn phải làm cơm mời ông bà tổ tiên ở lại ăn Tết với con cháu. Mùng 4 và mùng 5 mới là ngày làm cơm cúng tiễn các cụ.

Sau những ngày cúng Tết, lễ hóa vàng được người Việt Nam rất chú trọng. Tùy theo hoàn cảnh mỗi gia đình mà cách chuẩn bị khác nhau. Đó được gọi là lễ tạ gia tiên gia thần và chư vị thánh thần, phật. Theo quan niệm dân gian, có lễ tạ thì tấm lòng của chủ nhà mới được người âm chứng giám.

Sau khi lễ, các gia chủ sẽ hóa vàng. Phần tiền, vàng của gia thần phải hóa trước, tiền vàng, đồ dùng của tổ tiên hóa sau. Tục xưa, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt vài cây mía dài. Dân gian cho rằng đây là đòn gánh để các linh hồn dùng làm gậy chống, hay mang hàng hóa.

me
Sau khi lễ, các gia chủ sẽ hóa vàng. Phần tiền, vàng của gia thần phải hóa trước, tiền vàng, đồ dùng của tổ tiên hóa sau.

Lễ hóa vàng tiễn Tổ tiên: Cúng sao cho đúng?

Theo truyền thống xưa, sau khi mời Tổ tiên về dự 3 ngày Tết với con cháu vào ngày 30 Tết (nếu tháng thiếu thì vào ngày 29 Tết), đến ngày mùng 3 Tết hoặc ngày khai hạ mồng bảy Tết, là ngày cuối cùng, tiệc xuân đã mãn, con cháu lại cáo lễ để tiễn đưa Tổ tiên trở về âm cảnh.

Lễ này, tục gọi là “đưa ông bà”, lễ hóa vàng cho Tổ tiên, hay lễ tạ năm mới.

Theo GS sử học Lê Văn Lan, mùng 3 vẫn là ngày Tết thầy, nên để tổ tiên vẫn ở lại ăn Tết với con cháu. Mùng 4 và mùng 5 mới là ngày tiễn các cụ về cõi vĩnh hằng.

GS Lan cho biết, tục hoá vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hoá vàng thường gắn với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới bên kia sống gần với dương gian. Tục này nhằm cung cấp cho người đã khuất tiền, quần áo (giấy), gậy đi đường (cây mía).

"Các cụ về trời chỉ cần ít quần áo, vật dụng đi đường cùng 5-10 nghìn đồng", ông Lan bày tỏ.

Phần sắm lễ

Lễ vật dâng cúng trong lễ tạ năm mới (lễ hóa vàng) gồm: Nhang, hoa, ngũ quả, trầu cau, rượu, đèn nến, bánh kẹo, mâm lễ mặn hoặc chay cùng các món ăn ngày Tết đầy đủ, tinh khiết.

4 bài khấn khi đi lễ chùa đầu năm ai cũng nên biết
4 bài khấn khi đi lễ chùa đầu năm ai cũng nên biết
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Đầu năm mới là dịp mà người người, nhà nhà nô nức đi lễ chùa để cầu bình an, sức khỏe. Dưới đây là một số bài văn khấn khi đi chùa lễ Phật.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn