Giúp con rèn luyện khả năng tập trung

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Dưới đây là những cách để nâng cao khả năng tập trung của trẻ mà bố mẹ cần phải lưu ý.

1. Hạn chế các trò giải trí và khuyến khích trẻ khám phá

Trẻ luôn tò mò và ưa khám phá. Tuy nhiên nếu để  tiếp xúc nhiều với những trò chơi giải trí từ nhỏ, chúng sẽ trở nên quen với những điều như vậy chứ không tự mình khám phá môi trường xung quanh một cách tự nhiên nữa. Hãy cùng trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh, tìm những câu trả lời cho các câu hỏi vì sao của trẻ.

Các chuyên gia trẻ em cho rằng trẻ không tự nhiên tỏ ra buồn chán mà là do cha mẹ gây ra. Người lớn thường cảm thấy mệt mỏi khi phải trả lời những câu hỏi không có hồi kết của trẻ. Thậm chí nhiều bố mẹ cảm giác như không đủ sức để theo trẻ đến những khu vui chơi vì trẻ quá hiếu động. 

Trẻ luôn say sưa tìm tòi và cảm thấy thích thú với những chuyển động của cơ thể. Trẻ tìm thấy nhiều điều thú vị qua những cảnh vật, âm thanh mùi vị cuộc sống mà người lớn chỉ cho trẻ. Và trẻ cần những khoảng thời gian liên tục để trải nghiệm và khám phá những điều đó.

2. Cắt ti vi trong 2 năm đầu đời và đưa trẻ ra khỏi nhà càng nhiều càng tốt

TV là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến khả năng tập trung của trẻ vì nó làm lấn át sự tập trung của trẻ hơn là khuyến khích trẻ rèn luyện nó. Trẻ sẽ không thể tập trung vào một thứ gì khác khi TV chiếu những đoạn quảng cáo hay phim hoạt hình. Bởi chính bạn cũng khó dứt mắt ra khỏi màn hình TV đó thôi.

Hãy đưa trẻ ra khỏi nhà càng nhiều càng tốt. Thế giới bên ngoài có nhiều thứ mà trẻ cần khám phá bằng các giác quan của mình chứ không chỉ qua màn ảnh nhỏ. Trẻ sẽ học cách điều khiển cảm xúc của mình và tăng cường khả năng tập trung.

3. Tự do trong khuôn khổ an toàn

giúp trẻ tập trung

Hãy để trẻ được tự do khám phá trong một không gian an toàn. Bởi khi được đảm bảo an toàn thì trẻ mới có thể duy trì một khoảng thời gian tập trung dài. Ban đầu bạn có thể cho bé tự làm quen với nôi sau đó là một cái cũi và cuối cùng là một khu vui chơi có cổng chắn.

Một khoảng không gian quá rộng với những đồ vật không an toàn với trẻ không thể là một nơi lý tưởng để trẻ có thể rèn luyện khả năng tập trung của mình được. Bạn hãy nhớ rằng yêu cầu đầu tiên cho trẻ được tự do khám phá xung quanh phải là yếu tố an toàn. Tự do trong không gian an toàn sẽ giúp bé tận hưởng được nhiều thú vui.

4. Đừng đưa cho trẻ nhiều đồ chơi, hãy để trẻ tự khám phá 

Với trẻ thì mọi thứ có thể là đồ chơi. Nhiều bậc phụ huynh ngạc nhiên khi mua cho con bao nhiêu đồ chơi mới đẹp nhưng trẻ vẫn cứ khư khư giữ một cái xe ô tô bị hỏng bánh và chơi suốt ngày với nó. 

Thực ra trẻ nhỏ có xu hướng thích khám phá từng milimét của một vật thể đơn giản. Chúng có thể thử nghiệm với nhiều cách và không hề thấy chán. Trẻ không thích những đồ vật mà chúng không thể hiểu được hay những thứ đồ chơi mà chúng sẽ phải thụ động để nhìn, để nghe và có một chức năng duy nhất như: điện thoại đồ chơi, đồ chơi lên dây cót… Những loại đồ chơi này thu hút sự chú ý của trẻ chứ không có tác dụng nâng cao khả năng tập trung và khám phá của trẻ. 

Bạn hãy để trẻ tự khám phá và chơi đồ chơi theo cách của trẻ. Đừng gò bó con chơi đồ chơi theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. 

5. Đừng can thiệp, hãy quan sát

Cách nhìn sự vật của trẻ khiến người lớn phải giật mình. Bạn hãy tôn trọng những hoạt động đó của trẻ và đừng làm trẻ sao nhãng. 

Bất kể khi nào chúng ta làm gián đoạn suy nghĩ của trẻ là chúng ta đã làm ảnh hưởng tới sự tập trung của chúng. 

6. Không khuyến khích trẻ mất tập trung

Thông thường, khi bố mẹ muốn trẻ làm một việc gì đó chúng ta thường sử dụng một thứ đồ chơi để đánh lạc hướng trẻ, tuy nhiên đây là một cách dạy cho trẻ không tập trung.

Khi chúng ta dạy trẻ rằng trẻ không nên để ý đến những hoạt động mà chúng đóng vai trò chủ thể thì làm thế nào mà chúng ta có thể hy vọng chúng sẽ phát triển khả năng tập trung một cách lành mạnh được.

Khả năng tập trung trong một thời gian dài để đào sâu suy nghĩ, tìm hiểu thật kỹ một sự vật hay một hiện tượng cần phải được phát triển và nâng cao cũng giống như một khối cơ bắp. Môi trường gia đình thuận lợi cho sự tập trung, chú ý có thể có một tác động tích cực và thậm chí có thể ngăn ngừa chứng suy giảm khả năng chú ý của trẻ.

Tập trung là sức mạnh. Khả năng tập trung dài là rất cần thiết cho những thành công trong học tập, thể thao và sáng tạo. Những người biết cách lắng nghe chăm chú là những người bạn, người bạn đời, những bậc cha mẹ tốt nhất trong tương lai.
 

Theo: