Thói quen xấu khi dạy con cần dừng ngay lập tức

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Chỉ trích ngoại hình hay hành động của ai đó là dấu hiệu của sự kém tự tin. Vì thế, khi định nói xấu hay buôn chuyện, hãy nhắc bản thân dừng lại.

Phán xét các ông bố bà mẹ khác

Phụ nữ, làm mẹ, chăm con, nuôi con, dạy con, làm vợ, gia đình, hôn nhân, cuộc sống
Hãy dành nhiều thời gian hơn để nói về những gì ta đã làm đúng.

Sai lầm này với ai thì cũng rất khó sửa. Chúng ta dễ dàng chỉ trích những người mẹ quát mắng con cái ầm ĩ ở quầy thanh toán siêu thị, hay bĩu môi trước một ông bố cho con thức khuya quá 11g. Nhưng thay vì tập trung năng lượng vào việc mắng mỏ cái sai, hãy dành nhiều thời gian hơn để nói về những gì ta đã làm đúng.

Quá coi trọng vẻ bề ngoài

Hầu hết bé gái đều thích ăn diện, nhưng theo các chuyên gia, hãy cẩn thận nếu các bé dành toàn bộ thời gian để làm điều đó.

Ngoài việc ăn diện, chải chuốt, hãy tập cho bé những thói quen lành mạnh như đi dạo, chơi thể thao hay đọc sách. Điều này sẽ giúp bé xinh đẹp mà vẫn tự tin, mạnh mẽ. 

Thêm vào đó, bé sẽ nhận thấy sự năng động làm giảm stress hiệu quả. Nhớ dành cho bé những lời khen như "con thật thông minh" hay "con thật tốt bụng" nhiều như khi bạn khen con xinh xắn.

Uống rượu để giảm căng thẳng

Nếu bạn về nhà sau một ngày làm việc tồi tệ và nói rằng "mẹ cần một ly rượu", bạn đang khiến con tưởng rằng rượu là liều thuốc hữu hiệu để giảm căng thẳng và khiến bạn thấy bản thân mình tốt đẹp hơn. Kể cả khi bạn không dùng rượu mà dùng cà phê, điều đó cũng không tốt hơn chút nào.

Thay vì chìm đắm trong rượu hay cà phê, hãy thử những cách lành mạnh để giảm căng thẳng. Thử tập thể dục, thiền định hay một môn gì đó giúp thư giãn và lôi kéo cả gia đình tham gia.

Tự dè bỉu mình

Có lần nào bạn tự trách mình bằng những ngôn từ không lấy gì làm dễ nghe cho lắm? "Trời, mình ngu quá!" là một thí dụ. Ai cũng có những lúc sai lầm nhưng hãy cân nhắc khi bạn tự mắng mỏ, trách móc mình quá tiêu cực, nhất là khi bọn trẻ đang ở gần đó và có thể nghe được. 

Trẻ con luôn hướng tới người lớn để cảm nhận sự an toàn, thoải mái. Chúng sẽ cảm thấy ra sao nếu biết bố hoặc mẹ chúng cảm thấy tự ti về mình dù chỉ là trong một tích tắc? 

Và nếu như chúng phải nghe những lời tự ti đó một cách thường xuyên, đừng bất ngờ nếu bạn thấy chúng cũng bắt đầu nói những lời tương tự về bản thân. Bài học rút ra ở đây là: Hãy trân trọng bản thân mình.

Không dành thời gian và không gian riêng cho gia đình

Phụ nữ, làm mẹ, chăm con, nuôi con, dạy con, làm vợ, gia đình, hôn nhân, cuộc sống
Hãy trò chuyện với con nhiều hơn.

Lần cuối cùng bạn đi nghỉ mà không kè kè điện thoại bên mình hoặc cắm mặt vào chiếc máy tính bảng là khi nào? Cảnh tượng một gia đình vào nhà hàng nhưng cả bố lẫn mẹ đều dán mắt vào màn hình điện thoại và không ai nói với ai câu nào có quen thuộc với bạn hay không? 

Công nghệ hiện đại đã khiến chúng ta quá mắc nghiện, các bậc phụ huynh tỏ ra bận rộn hơn bao giờ hết nhưng thử hỏi tất cả những thao tác chạm, quệt, vuốt đó có giúp cải thiện mối quan hệ giữa bạn với lũ trẻ hay không? Hãy thử cách ly các thiết bị công nghệ một lúc lâu. 

Có thể đặt ra những quy tắc như không dùng điện thoại hoặc tablet sau 7g tối. Hãy trò chuyện với con nhiều hơn. Chơi cờ cùng con. Đi dạo cả nhà. Bạn sẽ bất ngờ với kết quả: Tâm trạng tốt hơn, kết nối với lũ trẻ nhiều hơn.

Giận cá chém thớt

Dù đó là chồng cũ/vợ cũ, họ hàng, bố mẹ chồng/vợ hay giáo viên của bọn trẻ, chắc chắn trong cuộc sống sẽ có lúc bạn phát điên vì những người đó. Nhưng hãy nhớ: chỉ thể hiện cảm xúc khi không có mặt lũ trẻ ở đấy. 

Chúng không cần phải nghe những điều tồi tệ về một người mà chúng yêu quý. Hãy giữ cho câu chuyện chỉ giới hạn giữa người lớn với nhau mà thôi.

Dễ tính quá mức

Thật dễ dàng khi bỏ vài đồng cho bọn trẻ mua một cây kem/món đồ chơi/ ứng dụng và khiến chúng thỏa mãn. 

Nhưng đừng làm việc đó mỗi ngày, đừng chiều lòng trẻ quá đà, bằng không lũ trẻ sẽ không biết cách chấp nhận câu từ chối từ bạn. Hãy đặt ra những giới hạn để trẻ tuân thủ.

Luôn cãi nhau

Nếu thấy bố mẹ liên tục cãi nhau, trẻ sẽ hiểu rằng mình cũng có thể làm như vậy.

Stress thường là nhân tố gây ra các cuộc tranh luận, cãi vã. Nếu bạn không thể kiểm soát stress, hãy thử tìm hiểu những phương pháp điều tiết trạng thái căng thẳng. Tham gia vào các cuộc tranh cãi có thể khiến bạn cảm thấy khá hơn vào lúc đầu, nhưng sau đó cảm giác sót lại vô cùng tồi tệ. 

Thêm vào đó, tình trạng căng thẳng sau các cuộc tranh cãi ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ. Trẻ có thể bị căng thẳng lây từ bố mẹ, mà điều này làm gia tăng nguy cơ béo phì.

Nói xấu người khác

Chỉ trích ngoại hình hoặc hành động của ai đó có thể là dấu hiệu của sự kém tự tin. Vì thế, khi bạn định nói xấu hay buôn chuyện, hãy nhắc bản thân dừng lại.

Tương tự, đừng xem quá nhiều chương trình buôn chuyện của sao hoặc đọc tin lá cải. Hãy ra ngoài và cùng gia đình thư giãn, tận hưởng cuộc sống.

Không nói "Mẹ/Bố yêu con"

"Mẹ/Bố yêu con", một câu nói đơn giản chỉ gồm 3 từ nhưng lại bị các bậc phụ huynh tiết kiệm đến khó tin. Họ không biết rằng, với con trẻ, cảm giác biết mình được yêu thương là một món quà vô giá. Bạn có thể cho chúng biết điều đó thông qua cả hành động lẫn ngôn từ. Hãy nói với chúng rằng bạn yêu chúng. 

Hãy để chúng nghe được những từ ngữ kỳ diệu đó. Điều này cũng đúng với cả những đứa trẻ đã lớn - không bao giờ là quá muộn để nói bạn yêu con cả.

Nhắn tin, gửi mail và gọi điện thoại quá nhiều

Phụ nữ, làm mẹ, chăm con, nuôi con, dạy con, làm vợ, gia đình, hôn nhân, cuộc sống
Hãy thiết lập quy tắc về việc sử dụng điện thoại, máy tính và tất cả mọi người trong gia đình.

Thật không công bằng khi nhắc con không nhắn tin tại bàn ăn trong khi bạn cũng đang dính lấy máy điện thoại. Điều bạn làm sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ hơn hẳn những điều bạn nói. Hãy thiết lập quy tắc về việc sử dụng điện thoại, máy tính và tất cả mọi người trong gia đình, kể cả cha mẹ, phải tuân thủ quy tắc này.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn