Tôi đã “trả tự do” cho con như thế nào

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Có con gái như có bom nổ chậm trong nhà. Nhất là con gái tôi lại đang vào tuổi dậy thì. Con bé mới ngày nào còn vô tư vòi mẹ tiền ăn quà nay bỗng dưng… thích soi gương ngắm nhìn cơ thể, có lúc lại nhoẻn cười một mình.

(Làm mẹ) - Có con gái như có bom nổ chậm trong nhà. Nhất là con gái tôi lại đang vào tuổi dậy thì. Con bé mới ngày nào còn vô tư vòi mẹ tiền ăn quà nay bỗng dưng… thích soi gương ngắm nhìn cơ thể, có lúc lại nhoẻn cười một mình.

Buổi sáng hôm đó, khi dọn dẹp phòng cho con tôi tình cờ phát hiện một phong thư màu hồng nho nhỏ, để dưới cuốn sách. Những dòng chữ nhỏ nhắn với nội dung tình cảm hiện lên trước mắt khiến tôi choáng váng. Những lời lẽ này là con tôi viết sao? 16 tuổi con bé đã biết yêu rồi sao? Vậy thì nó làm sao tập trung học hành được đây?

Mấy hôm sau, tôi quyết định đến trường con xem thực hư thế nào. Tan trường, con gái tôi rạng rỡ leo lên xe một cậu bạn. Tối hôm đó, tôi quyết định nói tất cả với con. Tôi nói rằng nó đã làm tôi thất vọng, rằng những đứa con gái mới tí tuổi đã yêu đương thì tương lai sẽ chẳng ra gì. Rồi tôi cấm con bé từ nay không được qua lại với cậu bé kia nữa. Con bé cũng phải đưa lịch học thêm cho tôi, rõ ràng địa điểm, giờ giấc để vợ chồng tôi thay nhau đưa con đi. Bên cạnh đó, tôi cũng không cho phép con đi sinh nhật bạn, không được đi chơi tối, kể cả cuối tuần,… Con bé đi đâu, làm gì tôi đều tra hỏi, thỉnh thoảng tôi còn đến tận nơi kiểm tra. Trong phòng nó, tôi cắt hết điện thoại, Internet,…

Từ ngày phát hiện lá thư “tình cảm”, tôi trở nên nghiêm khắc hơn với con gái (Ảnh minh họa)

Con bé từ ngày đó sống trầm lắng hơn và ngày càng xa cách mẹ. Tôi biết điều đó nhưng không biết làm gì để khiến con bé tốt hơn. Thú thực, tôi chỉ là muốn con bé tập trung học hành, chứ khiến cho tình cảm mẹ con ra nông nỗi này thì tôi thật sự không muốn.

Cũng may, chị bạn cũng cơ quan tôi cũng có con gái ở độ tuổi ẩm ương này, chị khuyên tôi cứ nhỏ nhẹ gần gũi con, chia sẻ với con những hiểu biết, kinh nghiệm mình đã trải qua. Nói cho con hiểu để chúng tự điều tiết, phòng tránh “tai nạn”. Vậy tốt hơn là mình cứ nơm nớp lo sợ, quản lý, hoặc có lúc vi phạm đời tư của con. Tuổi mới lớn, con cái cần bố mẹ chia sẻ, thông cảm, chỉ dạy cho chúng như những người bạn… Tôi nghe xong thì gạt phắt đi vì cho rằng như thế chẳng khác nào “vẽ đường cho hươu chạy”. Nhưng mặt khác, về nhà, tôi cũng thử áp dụng xem sao.

Ban đầu, thấy thái độ khác thường của mẹ, con gái tôi cũng ngạc nhiên rồi sau đó tỏ ra nhấm nhẳng, khó chịu. Tôi càng cố gắng gần gũi con, nhỏ to tâm sự, nói gần nói xa về cái thời 16 - 17 của mình. Rồi con bé cũng dần dần chịu ngồi lại nói chuyện với tôi, nó bắt đầu kể cho tôi về những rắc rối của mình, trong đó, chuyện cậu bạn kia chỉ là một phần nhỏ. Con bé cũng nói cho tôi biết nó đã uất ức như thế nào khi bị mẹ cấm đoán vô lý.

Sau 2 tháng có mẹ làm “chuyên gia tâm lý”, con gái tôi đã có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt, gặp chuyện gì “khó gỡ” là nó lại hỏi tôi. Dần dà, tôi cũng thấy yên tâm hơn về con bé và thấy những việc tôi ngăn cấm con trước đây quả là vô lý.

Tôi quyết định thôi không đưa đón con nữa, nối lại điện thoại, Internet, cho phép con tham gia những buổi party với bạn bè,… Nhưng bên cạnh đó, tôi cũng giao kèo với con về giờ giấc và trách nhiệm của con trong các mối quan hệ. Con gái tôi vì thế cũng có ý thức trách nhiệm hơn với những việc mình làm.

Với thời khóa biểu học chính, học thêm dày đặc, tôi mua cho con chiếc xe đạp điện mà con bé ao ước lâu nay. Ông xã nói tôi sau khi cấm đoán con thì giờ lại có biểu hiện nuông chiều con. Song, tôi cũng đã tính toán kĩ lưỡng rồi. Sau khoảng thời gian mẹ con bất hòa, giờ thì tôi hiểu rằng, cách quản lý con tốt nhất là để con tự chịu trách nhiệm về những quyết định và hành động của mình.

Hơn nữa, tham khảo ý kiến bạn bè, chiếc xe điện tôi mua cho con là của hãng HKbike rất có uy tín, tiết kiệm năng lượng gấp 36 lần xe máy, vừa đỡ cho vợ chồng tôi một khoản chi phí khi đưa đón con, vừa giúp con đi lại thuận tiện, an toàn hơn. Tôi cũng đã cho phép con bé sử dụng điện thoại để tiện nhận được những thông báo khẩn cấp của trường lớp, bên cạnh đó, con cũng phải luôn nghe máy khi bố mẹ gọi.

“Mềm mỏng” với con cái cũng là một cách quản lý hiệu quả (Ảnh minh họa)

Qua câu chuyện của chính mình, tôi nhận ra phương pháp giáo dục con tốt nhất là không nên cứng nhắc trong việc quản lý con, đặc biệt không nên cấm đoán. Bên cạnh đó, đừng sợ “vẽ đường cho hươu chạy”, vì đằng nào bọn trẻ đến tuổi cũng sẽ “chạy” thôi. Thà vẽ cho đúng đường còn hơn để chúng quàng xiên vào bụi rậm!

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn