Chảy nước miếng với bánh Đập Đập của Hội An

( PHUNUTODAY ) - #160; là món ăn gắn liền với lịch sử và truyền thống của người dân Hội An.

(Phunutoday) - Bánh tráng đập hay còn gọi là Bánh Đập Dập -  là món ăn gắn liền với lịch sử và truyền thống của người dân Hội An.

Mô tả ảnh.
Bánh Tráng Đập Hội An

[[Bánh tráng]] ở đây chính là món bánh đa đã quen thuộc nhiều với chúng ta, điều đặc biệt ở bánh tráng này là bánh tráng tương đối mỏng và đường kính khoảng 20cm. Từ xưa người dân địa phương thường ăn món này để thay đổi khẩu phần thịt cá hằng ngày cho đỡ ngán và dần dần trở thành một đặc sản.

[[Làng Cẩm Nam]] (nay là phường Cẩm Nam) nổi tiếng từ lâu với món bánh này, từ xưa đã có nhiều người dân từ Cẩm Nam làm bánh rồi mang sang nội thị để bán. Ở Cẩm Nam bây giờ có một quán được cho là lâu đời nhất đó là quán Bà Già, theo lời kể của người dân thì đây là quán bánh đập đầu tiên trong vùng mặc dù sau này có nhiều quán khác mọc lên nhưng quán Bà Già vẫn là lựa chọn số 1 của du khách.

 

Quy trình chế biến nguyên liệu để làm ra bánh cũng khá nghiêm ngặt và phức tạp. Gạo được ngâm vào nước khoảng từ 6-8 tiếng đồng hồ rồi mang đi xay thành bột, thêm gia vị và một chút muối vào cho đậm đà.

Sau đó bột được dùng để tráng bánh, khi tráng thì chỉ đổ một lớp bột thật mỏng trên mặt vải lò, khi bột hơi vừa chín nếu làm bánh khô để nướng thì rắc thêm một ít mè (vừng) lên bề mặt bánh rồi mang đi phơi khô, còn nếu làm bánh ướt thì chỉ cần chờ bột chín rồi lấy ra.

Bánh khô được phơi khô rồi nướng lên cho chín giòn, hai loại bánh này được kẹp lại với nhau và khi ăn thì phải dùng tay đập cho bánh tráng vỡ dính vào bánh ướt thế nên món này mới có tên gọi là Bánh Đập.

Mô tả ảnh.
Bánh Tráng Khô và Bánh Tráng ướt

Mô tả ảnh.
Khi ăn phải dùng tay đập cho 2 loại bánh dính lại với nhau nên bánh được gọi là Bánh Đập

Khâu quan trọng nhất để có một khẩu phần Bánh Đập ngon là khâu pha chế nước chấm. Nước chấm ở đây được dùng là nước mắm cá cơm Cửa Đại nguyên chất, khi dùng thì vớt hết con mắm ra chỉ để nước lại rồi gia vị thêm một ít đường để có vị ngọt đặc trưng. Ngoài ra để cho mắm thơm hơn còn phải phi thêm hành khô thái nhỏ cho thêm vào. Nếu muốn ăn cay thì có thể cho thêm tương ớt.

Cô Nguyễn Thị Bốn - một trong những chủ quán của quán Bà Già cho biết: “Mỗi ngày cô phải dậy từ lúc 4h sáng để bắt đầu công đoạn tráng bánh, công việc tuy vất vả nhưng nó đã gắn bó với gia đình từ bao đời nay và là nguồn thu nhập chính của gia đình”. Chính từ cái góc bếp nhỏ đấy mà danh tiếng Bánh Đập [[Hội An]] được vang xa.

Mô tả ảnh.
Cô Bốn đang tráng bánh

Cô Trần Thị Quýt - chủ quán Số Một nói: “Bánh đập ngon thì bột là một thành phần quan trọng nhưng chủ yếu là do nước mắm, nước mắm có thơm ngon thì mới thực khách mới nhớ lâu được”.

Anh Nguyễn Thế Bình - một người dân sống ở Đà Nẵng: “Mỗi dịp rảnh rỗi hay lễ lạc tôi đều đưa gia đình về Hội An để thưởng thức món Bánh Đập, tuy ở Đà Nẵng cũng đã có người bán món này nhưng nó không giống với hương vị  mà tôi đã được ăn  trước kia”.
 
Bánh Đập ngon thì khi ăn phải có cảm giác giòn tan của bánh tráng nướng vỡ trong miệng, một chút mềm của bánh tráng ướt và hương vị đặc trưng của mắm cá cơm Cửa Đại. Ngày nay nhiều người con của Hội An đi xa xứ để lập nghiệp nhưng mỗi lần về quê đều không quên thưởng thức món Bánh Tráng Đập như để hoài niệm về một thời thơ ấu.
  • Phan Trần
  • Nguồn ảnh: Phan Trần
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn