Chớ coi thường khi bé đổ mồ hôi trộm

( PHUNUTODAY ) - Vào ban đêm trẻ thường hay đổ mồ hôi trộm. Đây là một dạng bệnh lý thường gặp ở trẻ, tuy nhiên nhiều mẹ lại không đánh giá đúng mức độ quan trọng của nó.

(Phunutoday)- Trẻ nhỏ khi ngủ ra nhiều mồ hôi là chuyện thường thấy, đây không phải là do cơ thể trẻ yếu hay có bệnh mà phần nhiều bé đổ mồ hôi do sinh lý.

Phân biệt đổ mồ hôi sinh lý và đổ mồ hôi bệnh lý

Nguyên nhân trẻ đổ mồ hôi là vì hệ thần kinh đại não của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, trẻ đang trong thời kỳ sinh trưởng phát triển, sự trao đổi chất ở trẻ diễn ra mạnh hơn người lớn, nếu lại tăng thêm một chút hưng phấn và kích thích thì sẽ ra mồ hôi để tỏa nhiệt trong cơ thể. Đây cũng là sự điều chỉnh giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn hằng định.

Khi thân nhiệt tăng do thời tiết ấm hoặc do mặc nhiều quần áo, đắp nhiều chăn thì trẻ chỉ có cách thông qua mồ hôi để điều tiết nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra trẻ uống sữa hay đồ uống khác trước khi đi ngủ cũng dẫn đến sự ra mồ hôi. Mồ hôi sinh lý thường ra nhiều ở đầu và cổ, thường phát sinh vào lúc đi ngủ khoảng 30 phút và khoảng 60 phút sau thì không còn nữa.  

mồ hôi sinh lý thì không đáng lo
Mồ hôi sinh lý thì không đáng lo

 

Nhiều mồ hôi bệnh lý xuất hiện ở những trẻ mắc bệnh còi xương, lao sơ nhiễm, biểu hiện là đầu có nhiều mồ hôi. Khi bú hoặc sau khi ngủ, mồ hôi tăng tiết, sau hết dần mà không liên quan đến thời tiết, đồng thời có biểu hiện khác của còi xương như thóp chậm liền, đầu xương to, ngực dô mình gà..., chân vòng kiềng hoặc có biểu hiện của lao sơ nhiễm (ho kéo dài, ăn uống kém, Xquang có tổn thương lao sơ nhiễm).

khi mồ hôi ra quá nhiều và liên tục, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước và muối sẽ khiến cơ thể trẻ yếu đi, người mệt hơn, lỗ chân lông mở rộng là những nguyên nhân làm cho cơ thể bé dễ bị ngấm lạnh, phổ biến thường thấy là các chứng bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm phổi, bé thường hay bị cảm, ho, sổ mũi... Nếu hiện tượng đó kéo dài và liên tục ngày này sang ngày khác, cơ thể trẻ sẽ bị suy kiệt.

Nhìn chung trẻ nhỏ ra mồ hôi khi ngủ có nhiều nguyên nhân nên cha mẹ phải biết phân biệt giữa mồ hôi sinh lý hay mồ hôi bệnh lý như đã nói ở trên. Khi nghi trẻ có bệnh cần đưa tới cơ sở y tế khám tìm nguyên nhân để chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân ra mồ hôi trộm

Có rất nhiều nguyên nhân gây đổ mồ hôi trộm ở trẻ. Chứng ra mồ hôi trộm này thường hay gặp ở những trẻ thiếu vitamin D trong giai đoạn sớm. Triệu chứng cho thấy trẻ thường hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, do tình trạng thần kinh bị kích thích. Trẻ hay ra mồ hôi ở trán, gáy ngay cả khi trời lạnh, đặc biệt ra nhiều mồ hôi lúc ngủ nên bé hay rụng tóc vùng gáy.

trẻ dưới một tuổi thường hay thiếu vitamin D, do giai đoạn này hệ xương phát triển mạnh nhất, trẻ sinh non, thiếu cân, trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, những trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, bị còi xương… Ngoài ra, ánh mặt trời có tác dụng tổng hợp vitamin D nên việc thiếu ánh mặt trời có ảnh hưởng lớn đến việc thiếu vitamin D ở trẻ. Nguyên nhân thiếu ánh nắng mặt trời thường do chật hẹp, hoặc do tập quán giữ trẻ trong nhà, không cho tiếp xúc với ánh sáng, mặc quá nhiều quần áo, do thời tiết ở các nước có nhiều sương mù, mùa đông...gây cản trở việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời của trẻ.

trẻ dưới 1 tuổi có nhiều nguy cơ thiếu vitamin D
trẻ dưới 1 tuổi có nhiều nguy cơ thiếu vitamin D

Do khi bé ngủ các mẹ đắp quá nhiều chăn cho con, hoặc phòng ngủ quá bí hơi không có chỗ thông gió cũng có thể gây đổ mồ hôi nhiều ở trẻ. Trong trường hợp này, ra mồ hôi trộm không phải là một chứng bệnh, các mẹ chỉ cần làm thông thoáng phòng ngủ cho con là được.

Sự sợ hãi trong giấc ngủ cũng có thể kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, gây nên hiện tượng đổ mồ hôi và làm bé bị lạnh. Với những bé mới bắt đầu đi học, con sẽ có cảm giác “sợ” cô giáo và lớp học. Lúc này các mẹ nhớ để ý đến con hơn để bé đừng bị kích động quá và xem bé có bị căng thẳng khi ngủ không nhé. Những bé ban ngày ban ngày bé vận động quá nhiều cũng dễ gây nên mệt mỏi và bị ra mồ hôi đấy nhé. 

vận động nhiều vào ban ngày dễ gây mệt mỏi cho trẻ
vận động nhiều vào ban ngày dễ gây mệt mỏi cho trẻ

Ngoài ra, hiện tượng đổ nhiều mồ hôi cũng có thể liên quan đến một số chứng bệnh khác ở bé như:

- Bé bị thiếu canxi (kèm theo biểu hiện chậm mọc răng)

- Bé mắc một số chứng bệnh về tim mạch (bé bú kém, chậm tăng cân, dễ mệt mỏi)

- Bé bị rối loạn thần kinh cảm giác…

Tốt nhất, bạn nên đưa bé đi khám nếu tình trạng đổ mồ hôi nhiều ở bé đi kèm với những dấu hiệu bất thường khác về sức khỏe. Đổ mồ hôi cũng là dấu hiệu thường đi kèm với triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi ở bé. Khi ấy, bạn nên cặp nhiệt độ để kiểm tra xem bé có sốt cao không.

Biện pháp khắc phục

Bác sĩ Robert Clement, trưởng khoa nhi ở trung tâm bảo vệ sức khỏe và nuôi dưỡng trẻ em (Arkansas, Mỹ) đưa ra một quy trình nuôi dưỡng lý tưởng cho các trẻ em mắc bệnh này.

Trước tiên các mẹ cần bổ sung vitamin D: với khí hậu và mức chiếu nắng của chúng ta, nếu biết cách sử dụng, chúng ta có thể hoàn toàn cung cấp đủ vitamin D cho trẻ. Vì thế, những ngày có ánh nắng, bạn nên tận dụng ánh sáng mặt trời vào buổi sáng để tắm nắng cho bé bằng cách: sáng trước 10 giờ, thời gian tắm nắng nên tăng dần từ 10 - 30 phút. Để cho càng nhiều da của trẻ tiếp xúc với ánh nắng càng tốt, không cho mắt trẻ tiếp xúc thẳng với ánh sáng mặt trời chiếu vào. 

tắm nắng giúp bổ sung vitamin D
tắm nắng giúp bổ sung vitamin D

Giữ cho trẻ luôn mát (ăn, ngủ nơi rộng rãi, thoáng mát, chơi đùa trong bóng râm và luôn tắm rửa sạch sẽ hàng ngày) cũng giúp bé bớt mồ hôi trộm nhé.

Để tránh cho bé không bị sợ hãi khi ngủ, trước khi ngủ các mẹ cho bé ăn đủ no, mặc áo thoáng mát, ngủ trong phòng yên tĩnh tránh ồn ào, tiếng động, nhiệt độ phòng lý tưởng là 21 độ. Khi trẻ thức giấc quấy khóc, để yên cho trẻ tự tìm lại giấc ngủ. Không cáu gắt, hoặc bồng trẻ lên tay, hoặc đưa võng sẽ tạo thói quen không tốt cho trẻ sau này. Có thể tạo thời khoá biểu đánh thức bé trong đêm, càng ngày khoảng cách đánh thức xa dần cho đến khi trẻ hết thức đêm

Nên dùng khăn mềm lau mồ hôi cho bé, nhất là với những bé thường đổ mồ hôi trộm vùng đầu, lưng. Lau mồ hôi sẽ giúp bé tránh được cảm lạnh do hiện tượng mồ hôi bị hấp thụ ngược lại trong cơ thể. 

không nên đắp cho bé quá nhiều chăn các mẹ nhé
không nên đắp cho bé quá nhiều chăn các mẹ nhé

Dù mùa hè hay mùa đông cũng nên tắm cho bé bằng nước ấm, đồng thời, hạn chế sử dụng sữa nóng trước giờ ngủ vì nó có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể bé.

Các mẹ cần hạn chế các thức ăn sinh nhiệt (thịt mỡ, thịt bò, tôm ,cua…), các loại trái cây tính hàn: xoài, mít, nhãn…Và để trẻ ăn kết thân với loại rau quả có tính mát như rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam…Tốt nhất bạn nên nấu uống (cây Artichaut tươi hay khô), củ sen (nấu canh thịt nạc), bột sắn dây. 

rau ngót nấu bầu dục giúp trị bệnh mồ hôi trộm ở trẻ
rau ngót nấu bầu dục giúp trị bệnh mồ hôi trộm ở trẻ

Trong dân gian lưu truyền một số bài thuốc trị chứng mồ hôi trộm khá hữu ích như thịt trai nấu lá dâu non, canh rau ngót nấu bầu dục lợn, hạt ngô đồng...

 

  • Thảo Trần

TAGS:
Theo: