’Việt Nam khôn ngoan khi cân bằng với Mỹ và Trung Quốc’

( PHUNUTODAY ) - Tác giả Carlyle A. Thayer, giảng viên bộ môn Chính trị học tại Đại học New South Wales thuộc Học viện Quốc phòng Australia ở Canberra đã nói về vấn đề này trong 1 bài báo gần đâyhellip;

Tác giả Carlyle A. Thayer, giảng viên bộ môn Chính trị học tại Đại học New South Wales thuộc Học viện Quốc phòng Australia ở Canberra đã nói về vấn đề này trong 1 bài báo gần đây…

Giáo sư Carlyle A. Thayer

 

Bối cảnh lịch sử này là một lời nhắc nhở cần thiết cho độc giả rằng Việt Nam không ngả theo Mỹ để chống Trung Quốc.

Từ năm 1991, Việt Nam đã theo đuổi một chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hoá quan hệ và trở thành một đối tác đáng tin cậy cho tất cả các quốc gia. Đây là 1 chính sách ngoại giao vô cùng khôn ngoan và nó đã đạt được thành công.

Việt Nam được cả châu Á nhất trí là đại diện cho châu lục này để làm thành viện không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và nước này đã trở thành đối tác chiến lược với Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Anh, và Đức. Việt Nam tìm kiếm một chỗ đứng trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ.

Nói cách khác, Việt Nam tìm cách phát triển quan hệ toàn diện với mỗi nước và điều chỉnh mỗi mối quan hệ song phương quan trọng trong quyền hạn riêng của mình.

Khi đóng vai trò là một trục, Việt Nam mong muốn Trung Quốc và Mỹ chấp nhận Việt Nam là một đối tác đáng tin cậy. Việt Nam muốn hình thành mối quan hệ với cả hai vì vậy Hà Nội không liên minh với nước này chống lại nước kia.

Việt Nam cho phép tất cả các nước đến thăm cảng hải quân, nhưng hạn chế các chuyến thăm chỉ được diễn ra một lần một năm, trong đó có Mỹ. Ví dụ, trong năm 2010, các tàu khu trục USS John S. McCain thăm cảng Đà Nẵng, vài tháng sau đó một trong những tàu khu trục tên lửa hiện đại nhất của Trung Quốc cũng đến đây.

 


Năm 2003, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua các thuật ngữ "hợp tác" và "đấu tranh" làm kim chỉ nam trong mối quan hệ của mình với cả Trung Quốc và Mỹ.

Đường lối rõ ràng này đã vượt qua những mâu thuẫn nội tại của mình. Việt Nam quyết định hợp tác với cả hai nhưng phải đấu tranh khi lợi ích cốt lõi của Việt Nam được thử thách.

Hoa Kỳ đã công bố một chính sách tái cân bằng sự hiện diện quân sự trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Một số nhà phân tích Trung Quốc và khu vực đã kết luận rằng Hoa Kỳ đang cố gắng để kiềm chế Trung Quốc.

Là một phần của chính sách tái cân bằng của nó, Mỹ đã tìm cách nâng cấp quan hệ quốc phòng với Việt Nam. Việt Nam đã tiếp nhận nhưng có giới hạn. Ví dụ, ba năm qua Việt Nam và Mỹ đã tiến hành các hoạt động hải quân chung, nhưng đây không phải là tập trận quân sự liên quan đến việc trao đổi các kỹ năng chiến đấu.

Cách tốt nhất để xem xét quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt là so sánh chúng với các quan hệ quốc phòng Trung-Việt. Việt Nam trao đổi các chuyến thăm cấp cao với cả hai nước. Việt Nam tiến hành đối thoại chiến lược với cả hai nước và mới đây đã nâng cấp trao đổi quốc phòng với cả hai nước.

Việt Nam cho phép tất cả các nước đến thăm cảng hải quân, nhưng hạn chế các chuyến thăm chỉ được diễn ra một lần một năm, trong đó có Mỹ.

Ví dụ, trong năm 2010, các tàu khu trục USS John S. McCain thăm cảng Đà Nẵng, vài tháng sau đó một trong những tàu khu trục tên lửa hiện đại nhất của Trung Quốc cũng đến đây.

Việt Nam khôn ngoan khi cân bằng với Mỹ và Trung Quốc

 

Mỹ muốn tiếp cận nhiều hơn đến Việt Nam. Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta làm rõ điều đó trong chuyến thăm gần đây của ông tới Vịnh Cam Ranh. Nhưng Hà Nội không cho phép tàu chiến Mỹ ghé thăm cảng.

Việt Nam đã mở cơ sở sửa chữa thương mại tại Cam Ranh cho tất cả các lực lượng hải quân. Mỹ là nước đầu tiên được chấp nhận khi ba tàu chỉ huy quân sự Sealift đã đến đây sửa chữa. Những con tàu này là tàu hậu cần, không phải tàu chiến và phi hành đoàn là lực lượng dân sự.

Sách trắng quốc phòng Việt Nam năm 2009 phác thảo chính sách duy trì độc lập. Tôi đã đặt tên cho chính sách này là "chính sách ba không": không có căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, không có liên minh quân sự, và không sử dụng một nước thứ ba để chống lại một quốc gia khác.

Mỹ có thể muốn tăng lực lượng hải quân của mình trong vùng biển Việt Nam, nhưng Hà Nội sẽ không cho phép sự hiện diện hải quân Mỹ để bảo vệ nền độc lập của mình.

Trong năm 2009, căng thẳng gia tăng trong vùng biển Đông, Việt Nam phản ứng bằng cách báo hiệu rằng họ ủng hộ một sự hiện diện hải quân Mỹ để đối trọng Trung Quốc. Việt Nam đã chứng minh điều này một cách tượng trưng bằng cách cho sỹ quan ra tàu sân bay Mỹ để quan sát các hoạt động bay.

Nói cách khác, Việt Nam tự mình đã đóng vai trò là một trục. Tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ, nhưng không đi theo Mỹ để đối đầu với Trung Quốc.

Việt Nam đóng vai trò then chốt với 2 cường quốc Mỹ và Trung Quốc

 


Cuối cùng, có một lý do tại sao Việt Nam sẽ áp đặt giới hạn về quan hệ quốc phòng với Mỹ. Một bài xã luận của Thời báo Hoàn cầu, ngày 11 tháng 7 năm 2012, nắm bắt điểm này một cách độc đáo.

Bài xã luận bình luận rằng Việt Nam đã tạo ra một sự cân bằng giữa các mối quan hệ với bên ngoài.

Không có kết luận về giải pháp cho tình thế của Việt Nam, theo người chủ trương biên tập của Thời báo Hoàn cầu, "phối hợp với Trung Quốc để hạn chế trục Mỹ đến châu Á", nhưng Việt Nam duy trì độc lập của mình bằng cách làm một trục giữa Trung Quốc và Mỹ.

Ảnh nóng: Trung Quốc căng mắt theo dõi Mỹ tập trận cùng đồng minh

 

  • Giáo sư Carlyle A. Thayer ( Nhân dân Nhật báo)
TAGS:
Theo:  

TIN MỚI CẬP NHẬT