10 hiểu lầm tai hại về trái cây hàng ngày

( PHUNUTODAY ) - Người bị tiểu đường thì không nên ăn trái cây? Đường tự nhiên trong trái cây không tốt cho sức khỏe? Hoa quả lai không tốt bằng hoa quả dân dã...?

(phunutoday) - Người bị tiểu đường thì không nên ăn trái cây? Đường tự nhiên trong trái cây không tốt cho sức khỏe? Hoa quả lai không tốt bằng hoa quả dân dã...?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Do hiểu lầm về việc ăn trái cây nên nhiều người đã bị sốc bởi điều này. Tuy nhiên, bạn cần xem lại!

1- Ăn nhiều trái cây sẽ gây ra các vấn đề về lượng đường trong máu?

Trong thực tế, ở một cơ thể lành mạnh, lượng đường trong máu sẽ vẫn ổn định và không có vấn đề gì dù cho người đó đã ăn bao nhiêu trái cây.

Nhiều người đã thử nghiệm điều này bằng chính bản thân mình bằng cách kiểm tra lượng đường trong máu của họ trong cả ngày. Sau đó, họ thấy rằng, lượng đường trong máu của họ vẫn không thay đổi và vẫn bình thường trong suốt cả ngày ngay cả khi họ đã ăn 20 quả chuối/ngày.

2 - Người bị tiểu đường thì không nên ăn trái cây?

Nhiều người nghĩ rằng, bị bệnh tiểu đường nên tránh ăn hoàn toàn các loại trái cây? Tuy nhiên ăn trái cây không hề gây ra bệnh tiểu đường. Bởi vì tiểu đường thực tế gây ra bởi một chế độ ăn uống nhiều chất béo và kết hợp với các yếu tố khác (có thể di truyền) mà sẽ gây ra sự nhạy cảm insulin.

Trong khi bệnh tiểu đường tuýp 1 xảy ra sớm và hiếm khi đảo chiều thì tiểu đường tuýp 2 chỉ đơn giản là một hình thức cấp tính kháng insulin và hoàn toàn có thể bị đảo ngược khi không được giải quyết theo thời gian.

Nếu bạn muốn cải thiện phản ứng của cơ thể về lượng đường tự nhiên trong trái cây và trong tất cả các thực phẩm bạn ăn thì bạn nên cải thiện độ nhạy cảm insulin trước bằng cách làm như sau:

* Giảm mỡ trong cơ thể đến mức độ lành mạnh

* Ăn một chế độ nhiều chất xơ

* Ăn một chế độ ít chất béo (10% hoặc ít hơn)

* Tập thể dục thường xuyên

* Tránh các loại thực phẩm từ động vật

Những khuyến cáo này đã được xác nhận bởi nhiều chuyên gia y tế với kinh nghiệm chữa bệnh tiểu đường như Fuhrman, Mc.Dougall, Ornish, Barnard... Và những loại quả với chất béo thấp trong chế độ ăn uống hoàn toàn giúp ích được cho những bệnh nhân tiểu đường.

Bệnh tiểu đường nên được giải quyết tận gốc của vấn đề chứ không phải là giải quyết ở bề ngoài khi cho rằng trái cây ngọt sẽ chỉ làm trầm trọng thêm bệnh này. Bạn nên chú ý đến tất cả các yếu tố quan trọng trên để cải thiện độ nhạy cảm insulin.
 
3 - Ăn trái cây là nguyên nhân gây nấm Candida?

Nhiều người bị nấm Candida thường đổ lỗi cho thủ phạm chính là những trái cây ngọt ngào. Song trong phần lớn trường hợp, các bác sỹ chuyên khoa đều khẳng định đó là do chế độ ăn uống nghèo nàn và ăn kiêng không khoa học.

Khi bạn ăn kiêng và loại bỏ các carbohydrates, tăng chất béo và protein trong chế độ ăn uống sẽ khiến bị nấm Candida trong một thời gian dài. Việc loại bỏ đường có thể giúp kiểm soát một số các triệu chứng, nhưng gốc rễ của vấn đề vẫn chưa được giải quyết triệt để ngay cả khi đổ lỗi cho trái cây. Do đó, bạn nên xem lại tận cùng nguyên nhân gây bệnh...
 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
 4 - Ăn nhiều trái cây đặc biệt là chuối, sẽ có quá liều kali?

Trước hết, bạn phải phân biệt được sự khác biệt giữa kali nhân tạo và kali tự nhiên trong trái cây. FDA (Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Mỹ) không cho phép một người ăn quá 99mg kali hoặc tiêm 200 mg kali nhân tạo vì điều này có thể khiến bạn phải nhập bệnh viện.

Tuy nhiên, 03 quả chuối chứa 1.200 mg kali tự nhiên hoặc thậm chí là 20 quả chuối/ ngày sẽ không gây bất kỳ triệu chứng tiêu cực nào cho sức khỏe của bạn.

Ngoài ra, FDA cũng khuyến nghị bạn nên ăn những thực phẩm nhiều kali và giảm tối thiểu những thực phẩm giàu natri. Ngay cả những bác sỹ dinh dưỡng cũng đồng ý rằng hầu hết mọi người không ăn đủ kali và lượng kali lý tưởng mà họ nên tiêu thụ là khoảng 5.000 milligram/ ngày. Với những người hoạt động nhiều hơn đòi hỏi nạp đủ lượng kali nhiều hơn nữa.
 
5 - Ăn trái cây gây ra bệnh ung thư?

Trong thực tế bạn sẽ tìm thấy nhiều bằng chứng cho thấy ăn nhiều trái cây còn giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư. Do đó, Hội Ung Thư Mỹ cũng khuyến cáo bệnh nhân nên tăng tiêu thụ trái cây mỗi ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Nhiều người cho rằng bệnh nhân ung thư nên tránh ăn quả để đảm bảo những tế bào được kiểm soát và không phát triển. Song họ không nhận ra rằng đường trong máu có thể được tạo ra từ bất kỳ thực phẩm nào bạn ăn. Ngay cả khi bạn tránh ăn những trái cây ngọt nhưng ăn nhiều thực phẩm chứa protein hay chất béo thì các chất dinh dưỡng này cũng sẽ được chuyển đổi thành glucose và làm thức ăn cho các tế bào.
  
6 - Hoa quả lai chứa quá nhiều đường?

Nhiều người thường nghĩ rằng những trái cây lai thường có chứa quá nhiều đường, ít khoáng chất hơn hẳn so với những trái cây hoang dã không có sẵn để bán trong cửa hàng tạp hóa? Song, bạn cũng biết không phải tất cả các trái cây hoang dã đều có có vị chua và ít đường, vẫn có một số loại trái cây hoang dã khá ngọt nhưng vẫn thơm ngon.

Đối với việc trái cây lai có ít khoáng chất hơn trái cây tự nhiên vì bản thân nó "chỉ có thế". Tuy nhiên nó không phải là vấn đề khi chế độ ăn uống của bạn đã bao gồm nhiều loại rau khác nhau. Rau thường chứa khoáng chất cao hơn hầu hết các loại trái cây, và điều này sẽ giúp bạn cân bằng khi thực hiện một chế độ ăn uống với những trái cây ít khoáng chất hơn.

Nói chung, trái cây lai không có gì là xấu và tệ hại. Nó chỉ đơn giản mô tả một quá trình lai tạo giống xảy ra trong tự nhiên.

7 - Hoa quả nhiệt đới có chỉ số glycerin (thành phần tạo nên chất béo) quá cao?

Những loại trái cây nhiệt đới như chuối, xoài thường chứa đường cao và có chỉ số thành phần tạo nên chất béo quá cao. Tuy nhiên chỉ số này hoàn toàn không đáng tin cậy bởi vì lượng đường trong máu phản ứng khác nhau với thực phẩm bạn ăn.  Trong đó, phải kể tới các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến thành phần tạo nên chất béo như: mức độ thể dục, mức độ hoạt động, mức độ glucose trong máu tại thời điểm các bữa ăn, độ nhạy cảm insulin, mức độ chất béo...

Nếu bạn muốn cải thiện thành phần tạo nên chất béo của bạn thì hãy  tập trung vào cải thiện sức khỏe bằng cách hạ thấp hàm lượng chất béo trong chế độ ăn uống và tham gia các hoạt động thể dục hàng ngày thay vì chỉ đơn giản tập trung ăn loại thực phẩm có chỉ số thành phần tạo nên chất béo thấp.

8 - Trái cây là nguyên nhân gây bệnh nha khoa?

Có lẽ đây là điều khá chính đáng để lo lắng về những ảnh hưởng của lượng đường trong trái cây với sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên nguyên nhân thực sự của hiện tượng sâu răng là do sự gia tăng một số loại vi khuẩn trong miệng. Các vi khuẩn này sẽ ăn carbohydrates và sản xuất acid tác hại lên men răng, gây sâu răng.

Đối với người khỏe mạnh, ăn trái cây tươi ngọt như cam, chuối, đào sẽ không gây sâu răng vì các chất xơ và nước trong quả  sẽ làm sạch răng một cách tự nhiên. Mặt khác, hoa quả khô và hạt có thể là một thảm họa cho răng miệng vì chúng thường dính trên răng sau khi ăn và đó là nơi sinh sản lý tưởng cho vi khuẩn.

Tuy nhiên lượng đường và axit có trong hoa quả sẽ không thể gây hại cho răng miệng nhiều và nghiêm trọng như số lượng lớn các chất đường, bột trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn được.

Nếu bạn chú ý đến một số quy tắc vệ sinh răng miệng đơn giản, ngay lập tức đánh răng sau khi ăn trái cây thì việc tiêu thụ trái cây tươi sẽ không gây sâu răng, miễn là bạn tránh các loại trái cây sấy khô.

Đối với các hoa quả giàu axit chua bạn có thể ứng dụng một vài mẹo đơn giản sau:

* Chỉ ăn trái cây nhiều acid như cam, bưởi, kiwis... mỗi ngày 1 lần và không ăn chúng thường xuyên mỗi ngày.

* Nếu bạn ăn nhiều trái cây mỗi ngày, hãy ăn những quả có độ chua ít hoặc không có độ chua như chuối, sung, hồng.

* Súc miệng sau khi ăn các hoa quả giàu axit
 
 9 - Đường trong trái cây dù tự nhiên vẫn nguy hiểm?

Nhiều người đang bắt đầu nghĩ rằng trái cây ngọt chứa nhiều đường có thể có tác hại gần giống như đường trắng tinh chế vì thế rất có hại cho sức khỏe của bạn.

Song  các bệnh tật như nấm candida, hạ đường huyết và bệnh tiểu đường sẽ không xảy ra nếu bạn có một chế độ ăn uống ít chất béo, ngay cả khi chế độ ăn uống của bạn chứa một số đường tinh luyện.

Hơn nữa đường trong trái cây không so sánh với đường tinh chế trong những chiếc bánh được vì đường trong trái cây là 1 loại đường tự nhiên, giúp tiêu hóa dễ dàng và chúng bao gồm rất nhiều nước, chất xơ, vitamin, khoáng chất, các enzym và co-enzyme.

10 - Nếu chỉ ăn trái cây sẽ dẫn đến những nguy hiểm cho sức khỏe?

Nếu bạn đang chỉ ăn trái cây thì bạn cũng có thể duy trì chế độ ăn uống cân bằng trong nhiều tháng hoặc nhiều năm và vẫn có sức khỏe hoàn hảo mà không bị mất cân bằng vì thiếu khoáng chất phong phú từ thực vật.

Tuy nhiên, ngoài trái cây, bạn nên lựa chọn thêm các loại rau như rau diếp, cần tây, rau bina, cà chua và dưa chuột,...trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ tốt hơn và khiến bạn không bị thiếu bất kỳ chất dinh dưỡng cụ thể nào.

Tất cả những người chỉ ăn trái cây bị rơi vào chế độ ăn uống không khoa học vì đã thực hiện một số sai lầm như:

* Không ăn đủ lượng calo

* Ăn nhiều hoa quả khô/ ngày

* Ăn một lượng lớn bơ (vì suy nghĩ nó không sao bởi đó là 1 thứ quả)

Để chỉ ăn trái cây mà không bị thiếu sót các chất dinh dưỡng và không nguy hại cho sức khỏe, bạn không nên ăn một chế độ ăn uống chỉ 1 loại trái cây duy nhất mà tìm nhiều loại quả có chứa nhiều calo để ăn. Ngoài ra, kết thân nhiều loại thực vật và dinh dưỡng tổng thể. Những chất béo như bơ, lạc và các loại hạt khác có thể được tiêu thụ thêm nhưng với số lượng nhỏ.

  • Tú Quyên

 

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn

TIN MỚI CẬP NHẬT