Bệnh dại và những điều bạn không thể không biết

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong chắc chắn.

Bệnh dại và những điều bạn không thể không biết
Khi bị bệnh dại dẫn đến tử vong chắc chắn.

Dấu hiệu chó bị dại

Các biểu hiện đặc thù ở chó dại là những sự thay đổi trong hành vi thông thường của nó, chẳng hạn như: 

- Cắn khi không bị trêu chọc 

- Ăn những thứ khác thường như gậy, móng tay … 

- Chạy mà không có lý do rõ ràng 

- Thay đổi trong âm thanh, ví dụ sủa khàn và gầm gừ hoặc sủa không ra tiếng 

- Tiết nhiều nước bọt hoặc sùi bọt mép – nhưng không sợ nước (chứng sợ nước). 

- Thay đổi thói quen thường ngày hoặc chết.

Những dấu hiệu và triệu chứng của người bị bệnh dại là gì?

Người mắc bệnh dại có các dấu hiệu và triệu chứng sau đây: 

- Đau hoặc ngứa ở vết cắn (trên 80% các trường hợp) 

- Sốt, mệt mỏi, đau đầu kéo dài 2-4 ngày. 

- Sợ nước (chứng sợ nước) 

- Không chịu được tiếng ồn, ánh sáng hoặc không khí 

- Sợ hãi khi thấy cái chết sắp xảy ra

- Tức giận, bứt rứt và trầm cảm 

- Tăng động.

- Ở giai đoạn sau, chỉ thoáng nhìn thấy hình ảnh nước đã có thể gây co thắt ở cổ và họng 

Thời gian bị bệnh thường là 2-3 ngày, nhưng có thể kéo dài đến 5-6 ngày hoặc dài hơn khi được chăm sóc tích cực.

Những trường hợp cần phải tiêm vắc xin chống bệnh dại sau khi bị cắn

Tiêm vắc xin dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm (PEP) là bắt buộc nếu bạn bị chó, mèo hay các động vật khác bị dại hoặc nghi ngờ bị dại cắn.

Cần áp dụng PEP trong các điều kiện sau đây:   

- Nếu vết cắn gây xước da và vết thương chảy máu. 

- Nếu màng nhầy ở vùng da tiếp xúc với nước bọt của động vật nghi dại. 

- Nếu con vật đã cắn người: - Bị chết; Biến mất trong thời gian theo dõi; Có biểu hiện hành vi không bình thường, thất thường; Nếu kết quả xét nghiệm chất liệu não của động vật nghi dại hoặc bị dại cho kết quả dương tính.

Cách phòng tránh bệnh dại 

- Cần có trách nhiệm tiêm phòng dại cho chó, mèo đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo của các bác sĩ hoặc cán bộ thú y.     

- Giữ giấy chứng nhận tiêm phòng chó và xuất trình trong thời gian tiêm phòng hàng năm. 

- Không bán hoặc tiêu thụ sữa hoặc thịt từ bò hoặc trâu bị dại hoặc nghi ngờ dại.

Cách xử lý khi bị chó dại cắn

- Rửa thật kỹ vết thương bằng nước sạch hoặc xà phòng đặc 20%

- Bôi chất sát khuẩn:cồn.iod đậm đặc

- Không khâu vết thương

- Gây tê tại chỗ cạnh vết thương (chủ yếu bằng procain) để ngăn cản sự tiến triển của virus.

Cảnh giác: Ăn thịt chó cũng có thể bị bệnh dại
Cảnh giác: Ăn thịt chó cũng có thể bị bệnh dại
(Xã hội) - (Phunutoday) - Nhiều trường hợp phát bệnh dại chỉ vì ăn thịt chó. Do không rõ nguồn gốc, xuất xứ và không được kiểm dịch nên thịt chó tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe người ăn.
Theo:  khoevadep.com.vn