Làm thế nào để cơn đau tức ngực không trở nên nguy hiểm?

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Cơn đau ngực kéo dài hơn nửa giờ có thể bị nhồi máu cơ tim, nó có thể xuất hiện thưa hay mau, càng mau càng kéo dài thì tiên lượng càng xấu...

sức khỏe, chăm sóc sức khỏe, nhồi máu cơ tim, có thể bạn chưa biết, làm cha mẹ
Nếu cơn đau kéo dài hơn nửa giờ phải coi chừng có thể bị nhồi máu cơ tim.

Khi đau tức ngực bệnh nhân có cảm giác tức ngực như có gì bóp, có gì đè chẹn sau xương ức hoặc phía bên quả tim. Hoặc đau lan lên hai vai, lên hai bên quai hàm dưới ra phía trong tay trái, lên cổ.

Trường hợp không điển hình, cơn đau xuất hiện bên phải, ở vùng thượng vị mà có khi nhầm là cơn đau dạ dày cấp. Cũng có khi đau ở bả vai, cổ tay và cổ.
 
Tính chất đau có khi như dao đâm hoặc trái lại không đau mà chỉ có cảm giác tức ngực, khó thở, nghẹn thở, có vật gì chèn ép ở cổ, bỏng rát ở trước tim, hướng lan cũng khác, có khi xuống thượng vị hoặc ra sau lưng.

Người bệnh bồn chồn, hốt hoảng, lo sợ có cảm giác sắp chết đến nơi không dám cử động vì sợ cơn đau dữ dội thêm. Thời gian đau kéo dài từ vài giây đến 10, 15 phút.
 
Nếu cơn đau kéo dài hơn nửa giờ phải coi chừng có thể bị nhồi máu cơ tim. Cơn đau khỏi rất nhanh, bệnh nhân có thể đi lại được bình thường nhưng nếu bệnh nhân gắng sức nữa cơn đau lại tái phát.
 
Cơn đau có thể xuất hiện thưa hay mau, nhưng càng mau càng kéo dài thì tiên lượng càng xấu đi.

Nên làm gì khi có cơn đau thắt ngực?

Khi đang đau, bệnh nhân cần phải đứng im, ngừng mọi cử động, nếu đang ở nhà hoặc không phải trong bệnh viện thì cần nằm yên, hoặc theo tư thế nửa nằm nửa ngồi, tránh di chuyển, thường chỉ nghỉ ngơi như vậy cũng có thể hết đau, nhưng nếu đau nặng lên thì cần phải dùng thuốc và đi bệnh viện ngay.

Khi cơn đau xảy ra, người bệnh nên ngồi xuống tại một nơi có chỗ tựa. Ngồi trên mặt đất, trên giường, trên phản hoặc trên ghế nơi gần nhất và có chỗ tựa lưng và đầu để dễ thư giãn. Buông lỏng phần vai và cánh tay. 

Tập trung sự chú ý vào hơi thở. Hít vào, hít vào bằng mủi, hít nhẹ xuống bụng dưới. Trong khi cơn đau xảy ra,  sự nghỉ ngơi tuyệt đối là cần thiết. 

Do đó, chỉ cần hít vào bình thường, không cố hít sâu, không nén hơi, không nín hơi để không gây ra sự căng cơ và không làm tim bị mệt thêm. Thở ra, thở ra từ từ, chậm, nhẹ và đều. Hơi từ từ thoát ra khỏi miệng như một quả bóng bị xì hơi mà không có bất cứ sự cố sức hoặc kềm nén nào.  

Trong khi thở ra, mắt khép lại, miệng ngân nhẹ âm “A” cho đến cuối hơi.  Hít vào, thở ra tuần tự từ hơi thở một cho đến khi cơn đau dịu di hoặc biến mất.  

Thường chỉ cần vài phút là có thể thấy được hiệu quả. Ở mỗi hơi thở, âm A chỉ phát ra một lần và ngân dài cho đến cuối hơi. Trong lúc thở ra, miệng và môi hé mở  để phát ra âm A.  

Chỉ phát bằng ý niệm mà không phát ra thành tiếng sao cho chỉ có sự rung động trong cổ họng mà không nhất thiết phải có âm thanh phát ra ngoài.

Lời khuyên
 
Người đau thắt ngực không cần nghỉ ngơi tuyệt đối nhưng cần hạn chế lao động chân tay và trí óc, tránh gắng sức, nhất là gắng sức đột ngột, đi bộ nhanh, lên dốc, lên cầu thang, ngược gió..., tránh lạnh, tránh gió lùa, không được tắm đêm, sống điều độ, có giờ giấc nghỉ ngơi, tránh làm việc ngay sau bữa ăn. Tập thể dục nhẹ, đi bộ ngắn và chậm nhưng không chơi thể thao nặng như tập tạ, karate, tennis, chú trọng giải trí, nghe nhạc...
 
Không hút thuốc lá vì thuốc lá là nguyên nhân xuất hiện cơn đau, hạn chế cà phê đặc và nước chè đặc vì nó gây mất ngủ. Không nên ăn những bữa quá thịnh soạn, không uống rượu. Ăn hạn chế chất có nhiều lipid và cholesterol như mỡ động vật, bơ, lòng đỏ trứng, óc, gan, thận và nên dùng dầu thực vật thay mỡ động vật.

sức khỏe, chăm sóc sức khỏe, nhồi máu cơ tim, có thể bạn chưa biết, làm cha mẹ
Nguy hiểm "chết người" từ chứng đau tức ngực
Đau tức ngực đôi khi xuất hiện, nếu vậy bạn nên lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải những căn bệnh hết sức khuy hiểm...
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn