Những loại hoa đẹp nhưng chứa chất kịch độc

(Phunutoday) - Có nhiều loại hoa rất đẹp nhưng chứa chất kịch độc, bạn nên biết để không dùng trang trí trong phòng vì vô cùng nguy hại sức khỏe.
Chi đỗ quyên. Những bông hoa đỗ quyên với màu sắc rực rỡ trông tuyệt đẹp khi trồng bên cạnh hàng rào trắng quanh nhà hoặc trồng trong chậu để trang trí nhà cửa. Nhưng toàn bộ cây lại có độc tính rất cao. Nuốt một bông hoa, vỏ cây hoặc lá cây có thể dẫn đến đau bụng, khó thở, liệt, hôn mê và tệ nhất là tử vong.

Chi đỗ quyên. Những bông hoa đỗ quyên với màu sắc rực rỡ trông tuyệt đẹp khi trồng bên cạnh hàng rào trắng quanh nhà hoặc trồng trong chậu để trang trí nhà cửa. Nhưng toàn bộ cây lại có độc tính rất cao. Nuốt một bông hoa, vỏ cây hoặc lá cây có thể dẫn đến đau bụng, khó thở, liệt, hôn mê và tệ nhất là tử vong.

Tulip: Tên khoa học là Tulipa spp. Củ cây có chất Tulipene, ăn phải sẽ gây chóng mặt, buồn nôn.

Tulip: Tên khoa học là Tulipa spp. Củ cây có chất Tulipene, ăn phải sẽ gây chóng mặt, buồn nôn.

Cây trúc đào. Chỉ cần ăn một phần rất nhỏ của cây trúc đào (hoa thường có màu trắng, hồng hoặc đỏ) rất dễ tử vong. Trong một số trường hợp, chỉ một chiếc lá nhỏ cũng đủ gây tổn hại nghiêm trọng cho một đứa trẻ. Các triệu chứng của ngộ độc cây trúc đào bao gồm buồn ngủ, nhịp tim chậm lại và run rẩy.

Cây trúc đào. Chỉ cần ăn một phần rất nhỏ của cây trúc đào (hoa thường có màu trắng, hồng hoặc đỏ) rất dễ tử vong. Trong một số trường hợp, chỉ một chiếc lá nhỏ cũng đủ gây tổn hại nghiêm trọng cho một đứa trẻ. Các triệu chứng của ngộ độc cây trúc đào bao gồm buồn ngủ, nhịp tim chậm lại và run rẩy.

Cây độc cần nước. Chất độc của cây độc cần nước màu trắng (có mùi giống với cà rốt) sẽ tấn công hệ thống thần kinh, có thể làm tổn hại nghiêm trọng tới con người và vật nuôi như co giật, tử vong.

Cây độc cần nước. Chất độc của cây độc cần nước màu trắng (có mùi giống với cà rốt) sẽ tấn công hệ thống thần kinh, có thể làm tổn hại nghiêm trọng tới con người và vật nuôi như co giật, tử vong.

Hoa loa kèn Arum/ Ý lan: Tên khoa học là Zantedeschia aethiopica. Lá và củ cây đều có chất độc đường ruột Calcium oxalate. Khi ăn phải loại thực vật này có thể bị ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc.

Hoa loa kèn Arum/ Ý lan: Tên khoa học là Zantedeschia aethiopica. Lá và củ cây đều có chất độc đường ruột Calcium oxalate. Khi ăn phải loại thực vật này có thể bị ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc.

Cây thủy tiên hoa vàng. Củ là phần chứa nhiều chất độc nhất của loài hoa được mệnh danh là 'thân thiện' này. Vì thế, bạn hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định trồng chúng hay không. Nếu ăn quá nhiều có thể gây ra nôn mửa, tiêu chảy, co giật, run rẩy, rối loạn nhịp tim.

Cây thủy tiên hoa vàng. Củ là phần chứa nhiều chất độc nhất của loài hoa được mệnh danh là "thân thiện" này. Vì thế, bạn hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định trồng chúng hay không. Nếu ăn quá nhiều có thể gây ra nôn mửa, tiêu chảy, co giật, run rẩy, rối loạn nhịp tim.

Huệ Lili: Tên khoa học là Hippeastrum puniceum. Củ cây có chất độc Lycorine gây tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa khi ăn phải. Nhựa cây có thể gây nôn mửa nếu ăn phải. Tránh tiếp xúc trực tiếp với da vì có thể gây bỏng rát, ngứa...

Huệ Lili: Tên khoa học là Hippeastrum puniceum. Củ cây có chất độc Lycorine gây tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa khi ăn phải. Nhựa cây có thể gây nôn mửa nếu ăn phải. Tránh tiếp xúc trực tiếp với da vì có thể gây bỏng rát, ngứa...

Lục bình: Tên khoa học là Eichhornia crassipes. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc gây chứng ăn không tiêu, ói mửa trên chó, mèo và một số vật nuôi khác khi ăn phải.

Lục bình: Tên khoa học là Eichhornia crassipes. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc gây chứng ăn không tiêu, ói mửa trên chó, mèo và một số vật nuôi khác khi ăn phải.

Cẩm tú cầu: Tên khoa học là Hydrangea macrophylla. Lá và củ cây có chất Hydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp.

Cẩm tú cầu: Tên khoa học là Hydrangea macrophylla. Lá và củ cây có chất Hydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp.

Hồng môn: Tên khoa học là Anthurium spp. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc tố Calcium oxalate và Asparagine Việc ăn phải loại thực vật này có thể gây bỏng rát vùng họng, dạ dày và ruột.

Hồng môn: Tên khoa học là Anthurium spp. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc tố Calcium oxalate và Asparagine Việc ăn phải loại thực vật này có thể gây bỏng rát vùng họng, dạ dày và ruột.

Môn kiểng: Tên khoa học là Caladium hortulanum. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Calcium oxalate và Asparagine Khi ăn phải sẽ dẫn đến nguy cơ bị bỏng, ngứa rát vùng miệng, niêm mạc ruột.

Môn kiểng: Tên khoa học là Caladium hortulanum. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Calcium oxalate và Asparagine Khi ăn phải sẽ dẫn đến nguy cơ bị bỏng, ngứa rát vùng miệng, niêm mạc ruột.

Thanh Lê