Phòng dịch sốt xuất huyết mùa đông xuân

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Chưa có năm nào, dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) lại tăng đột biến và diễn biến khó lường như năm 2016. Với khí hậu thay đổi thất thường tại...

  Chưa có năm nào, dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) lại tăng đột biến và diễn biến khó lường như năm 2016. Với khí hậu thay đổi thất thường tại khu vực miền Bắc trong thời điểm giao mùa Đông-Xuân như hiện nay, chúng ta cần đặc biệt chú ý vệ sinh môi trường, bảo vệ sức khoẻ để phòng bệnh SXH bùng phát thành dịch.

Mô tả ảnh.

Nguy cơ dịch SXH tại miền Bắc tăng cao trở lại

         Theo báo cáo kết quả công tác phòng chống dịch bệnh năm 2015 và kế hoạch phòng chống dịch bệnh năm 2016 của Sở Y tế Hà Nội, trong năm 2015, Việt Nam ghi nhận hơn 88.000 trường hợp mắc SXH tại 58 tỉnh. Riêng tại Hà Nội ghi nhận hơn 15.000 trường hợp mắc SXH (tăng hơn 1.800 ca so với năm 2014) nhưng không có ca tử vong. Lý giải vì sao có hiện tượng SXH tăng mạnh trong thời gian qua, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương - TS.Nguyễn Văn Kính cho biết: “Những thay đổi về môi sinh, lối sống và khí hậu, cùng với vệ sinh môi trường không được đảm bảo đã tạo nhiều cơ hội cho muỗi vằn gây bệnh sinh sôi và phát triển”. 

Hiện nay, ở khu vực phía Bắc, bệnh vẫn có nguy cơ lan rộng và tăng cao trở lại. Đa phần người dân cho rằng thời điểm giao mùa đông-xuân thường không có muỗi do tiết trời lạnh và không mưa nhiều. Tuy nhiên, quan niệm này là chưa chính xác. Đặc điểm khí hậu Bắc Bộ và phía Bắc của Trung Bộ nước ta vào thời gian này thường có những đợt không khí lạnh ngắn ngày đi kèm mưa phùn, nồm khiến môi trường ẩm ướt, là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi, phát triển. “Ở miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng, dịch SXH có nguy cơ gia tăng từ tháng 3 đến tháng 11”, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y Tế khuyến cáo.
 
         Diệt trừ muỗi khi thời tiết giao mùa
       
Ngay từ đầu năm 2016, ngành Y tế tiếp tục khuyến cáo các biện pháp phòng chống SXH bằng việc diệt trừ muỗi ngay tại môi trường sống cho người dân như: 
•    Đậy kín tất cả dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng, đặc biệt là các vùng quê, nông thôn và các khu trọ của sinh viên, công nhân hay chứa nước trong bể, thau, chậu…
•    Khi nền nhà hay tường nhà đổ mồ hôi phải mở rộng cửa sổ, cửa ra vào cho thoáng khí.
•    Lau chùi khô ráo những nơi ẩm ướt. 
•    Đối với những gia đình trồng cây cảnh trong nhà hay có sân vườn, cần phun thuốc trừ muỗi đồng loạt. 
•    Bà con Miền Bắc thường cho rằng tháng 3 trời lạnh không có muỗi nên ngủ không cần mắc màn. Đây là suy nghĩ chủ quan, đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ. Thời gian này muỗi hay cư trú nơi bóng tối, ẩm thấp; cần đặc biệt chú ý bảo vệ trẻ khỏi muỗi đốt.
 
   Chủ động phòng muỗi đốt cho trẻ

Trẻ em là đối tượng dễ bị muỗi tấn công và dễ bị mắc SXH do sức đề kháng còn non yếu. Khi trẻ bị muỗi đốt, chúng thường sưng và ngứa nhiều hơn ở người lớn vì người lớn sau nhiều lần bị muỗi cắn đã “thích ứng” hơn, nên hệ miễn dịch phản ứng ít nghiêm trọng hơn so với trẻ em. Vì vậy ngoài các biện pháp diệt trừ muỗi tại môi trường sống, cần chủ động bảo vệ trẻ khỏi muỗi đốt bằng cách: vệ sinh sạch sẽ, thay quần áo cho trẻ hàng ngày, cho trẻ chơi nơi thoáng mát, mặc quần áo dài, mắc màn khi đi ngủ... Bên cạnh đó cần sử dụng các sản phẩm phòng muỗi đốt ở những vùng da hở cho trẻ. Hiện nay, các sản phẩm dạng xịt hoặc thoa có chứa thành phần Diethyltoluamide (DEET) đang rất được ưa chuộng trên thị trường. Vì theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) và Viện Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA),DEET được chứng nhận an toàn và hiệu quả trong việc xua đuổi muỗi. Ngoài ra, DEET không phải là hóa chất diệt muỗi mà chỉ có tác dụng làm che kín các chất có mùi rất hấp dẫn, thu hút muỗi do da con người tiết ra. Sử dụng sản phẩm chống muỗi với nồng độ DEET từ 10 đến 30% giúp xua đuổi muỗi hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng.

Mô tả ảnh.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn