Sự kéo dài quá lâu khiến chúng ta mất ăn mất ngủ, sa sút tinh thần, có thể dẫn mình đến những hành động liều lĩnh khác. Đó là điều mà chúng ta cần quan tâm đến vấn đề sức khỏe tâm lý sớm." />

Trở nên hay cáu gắt đã là bệnh?

( PHUNUTODAY ) - align: justify;">Sự kéo dài quá lâu khiến chúng ta mất ăn mất ngủ, sa sút tinh thần, có thể dẫn mình đến những hành động liều lĩnh khác. Đó là điều mà chúng ta cần quan tâm đến vấn đề sức khỏe tâm lý sớm.

(Sức khỏe) - Đột nhiên thấy mình hay cáu gắt, dù một mâu thuẫn nhỏ cũng dễ thành chuyện lớn. Có những chấn động tinh thần thoáng qua lẽ ra cần được chăm sóc thì hầu hết mọi người đều cho rằng chả sao cả hoặc từ từ sẽ hết, nhưng rồi lại trầm trọng hơn.

[links()]
 
Trong cuộc sống có những tác động thay đổi tình trạng tâm lý của mình. Thông thường cái sự buồn sau một thời gian sẽ hết một cách tự nhiên. Nhưng có những bực tức mình không thể tự giải quyết được.
 
Sự kéo dài quá lâu khiến chúng ta mất ăn mất ngủ, sa sút tinh thần, có thể dẫn mình đến những hành động liều lĩnh khác. Đó là điều mà chúng ta cần quan tâm đến vấn đề sức khỏe tâm lý sớm.
 
Người Việt Nam chúng ta nói riêng và người châu Á nói chung thường có cảm giác ngại, sợ người khác biết mình có vấn đề về tâm lý nên giấu, không muốn chia sẻ, đấy lại là nguyên nhân làm tình trạng tệ hơn.
Bỗng dưng hay cáu gắt, dễ gây sự... là những dấu hiệu đầu tiên cần phải được tư vấn về sức khỏe tâm thần
Bỗng dưng hay cáu gắt, dễ gây sự... là những dấu hiệu đầu tiên cần phải được tư vấn về sức khỏe tâm thần
 
Theo thống kê ở Mỹ, người Việt tìm đến chuyên gia để được giải quyết vấn đề tâm lý chỉ được 10%. Khác với người châu Âu, chỉ cần vợ chồng cãi nhau mà không giải tỏa được là họ đã tìm đến bác sĩ tâm lý chứ chưa nói đến những người có vấn đề tâm lý cá nhân quá lâu dài, quá sâu sắc.
 
Có thể do văn hóa từ ngàn xưa của mình sống trong nếp nhà nhiều hơn là giao du xã hội rộng rãi. Lúc nào cũng cố gắng nhịn nhục vì nghĩ là gia đình với nhau. Tất cả tạo nên trở ngại cho bản thân người bệnh là không được chữa trị, tác động tới công ăn việc làm, tới giá trị tinh thần của bản thân và tồi tệ hơn là chỉ vì một chấn động tâm lý nhỏ để quá lâu ngày trở thành tâm bệnh mà chúng ta quen gọi là bệnh tâm thần.
 
PV: - Người ta sợ nói đến bệnh tâm thần, nhưng cần hiểu tách bạch vấn đề tâm lý và bệnh tâm thần thế nào cho đúng, thưa bác sĩ?
 
TS.BS Phạm Toàn: - Theo định nghĩa của môn tâm lý tâm thần học, tâm lý bất thường được xem như là một bệnh tâm thần. Tuy nhiên tâm lý bất thường có mức độ từ nhẹ đến nặng. Nhiều người thường hiểu bệnh tâm thần ở mức nặng chứ không phải là triệu chứng tâm lý bất thường. Quan niệm như thế không chính xác.
 
Ví dụ: một người có cảm giác bất an, lo âu khi đứng một mình trong thang máy là một dạng của bệnh tâm thần nhẹ, hay người không biết gì đến thực tại xung quanh là bệnh tâm thần phân liệt - bệnh tâm thần nặng. Nói tóm lại, tâm lý bất thường hay bệnh tâm thần cũng chỉ là hai cách nói, nhưng ý nghĩa của chúng không có gì khác nhau, chỉ khác nhau là ở mức độ mà thôi.
 
PV: - Các dấu hiệu rối loạn tâm lý thường gặp nào bắt buộc chúng ta cần sớm đến gặp chuyên gia tâm lý?
 
TS.BS Phạm Toàn: - Có những triệu chứng bất thường về tâm lý có thể tự nhiên sau một thời gian sẽ biến mất. Nhưng cũng có những triệu chứng tâm lý bất thường cứ mãi kéo dài nếu như chúng ta không có được sự giúp đỡ của người khác. Các dấu hiệu rối loạn tâm lý cũng rất đa dạng. Ví dụ như bị mất ngủ kinh niên, tự nhiên đột xuất sợ sệt, hoặc thường ở trong trạng thái lo âu, buồn bã chán nản, cảm giác trống trải trong một thời gian dài, mất niềm tin và không còn muốn sống...
 
PV: - Vậy làm sao để không từ một chấn thương tâm lý trở thành bệnh tâm thần?
 
TS.BS Phạm Toàn: - Việc đầu tiên là chúng ta cần có thói quen tìm hiểu, nhận dạng tâm lý chính bản thân mình bằng cách trau dồi kiến thức. Kiến thức về tâm lý càng nhiều thì sự hiểu biết tâm lý của chính mình càng tốt hơn. Kiến thức tâm lý vừa giúp trị liệu cho mình và cũng có thể giúp trị liệu, trực tiếp hay gián tiếp người thân trong gia đình.
 
Có những sự việc khi bạn đau buồn tột độ, thâm tâm lại nghĩ mình có thể giải quyết được nhưng thật sự những nỗ lực tự giải quyết ấy chỉ khiến bạn bước vào vòng luẩn quẩn, rối trí. Có người sẽ vượt qua được những cú sốc về tinh thần nhưng cũng có người lại tìm đến cái chết là vì vậy. Cần tìm sự trợ giúp từ gia đình, bạn bè... Tốt nhất là đến chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ điều trị tâm lý.
 
Một điều đáng lưu ý là khi cá nhân hiểu được vấn đề tâm lý tâm thần thì hoặc người đó tự có khả năng vực dậy hoặc tìm đến những nguồn giúp đỡ khác. Vấn đề là do mình tự quyết định chứ không phải ai khác.
 
Cũng như các bệnh khác, việc phát hiện bệnh tâm thần đóng vai trò quyết định trong kết quả điều trị bệnh. Nếu không kịp thời phát hiện, bệnh không những khó điều trị mà có khi không thể điều trị khỏi được.
 
  • (Theo Tuổi Trẻ)
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn