Nga công bố tổ hợp tên lửa-pháo diệt máy bay tàng hình

( PHUNUTODAY ) - pháo phòng không có thể tiêu diệt các mục tiêu trong tầm ngắn và tầm trung.

(Phunutoday) - Thống đốc thành phố Tula (Nga), ông Vladimir Gruzdev đã công bố những hình ảnh về biến thể mới nhất của tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 với hệ thống radar phát hiện mới, được thực hiện trong một chuyến viếng thăm của Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin tới Phòng thiết kế chế tạo khí cụ Tula.

Hình ảnh biến thể tên lửa - pháo phòng không khủng của Nga

Theo đó tổ hợp được nâng cấp có hai radar mới, được tăng tầm, khả năng theo dõi nhiều mục tiêu trên không hơn, cũng như mục tiêu mặt đất và có một hệ thống IFF tích hợp.

Trong cabin được trang bị hai màn đa năng LCD mới, thay thế các màn hình CRT cũ và có một hệ thống máy tính trung tâm mới rất lớn, tốc độ xử lý dữ liệu mạnh, nhằm giảm thời gian đáp ứng.

Do ứng dụng các công nghệ mới, nên thể tích của tổ hợp sẽ giảm 1/3, trong khi đó trọng lượng giảm 1/2.

Tổ hợp cũng được trang bị các loại tên lửa tăng cường (từ kiểu 57E6 tới kiểu 57E6-E có thể hoán đổi cho nhau) và pháo (từ kiểu 2A72 tới kiểu 2A38M).

Pantsir-S1 được biết đến là một tổ hợp tên lửa - pháo phòng không có thể tiêu diệt các mục tiêu trong tầm ngắn và tầm trung. Đây là một sản phẩm của KBP ở Tula, Nga.

Tổ hợp phòng không Pantsir-S1 thường được đặt trên khung gầm xe bánh xích, bánh lốp hoặc các trụ, bệ đỡ cố định, tổ hợp này có kíp chiến đầu gồm 2 đến 3 người.

Tổ hợp phòng không này gồm các khẩu pháo phòng không tự động và các tên lửa đất đối không, cùng với radar hoặc thiết bị quang học theo dõi mục tiêu và đài chỉ huy vô tuyến.

Tổ hợp tên lửa - pháo phòng không này được sử dụng để bảo vệ các khu vực mục tiêu trọng yếu, các điểm dân cư và quân sự, đội hình đơn vị chiến đấu đang cơ động lên tới cỡ trung đoàn hoặc các tổ hợp phòng không khác như S-300/S-400.

1
Một biến thể khác của Pantsir-S1 trên xe xích sắt


Các mục tiêu trên không mà tổ hợp này có thể tiêu diệt là các loại máy bay, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và vũ khí dẫn đường chính xác không đối đất, với diện tích phản xạ radar nhỏ nhất là 2 cm2 tới 3 cm2, và tốc độ lớn nhất lên tới 1300 m/s, tổ hợp này có tầm bắn tối đa là 20 km và đạt trần bắn là 15 km.

Theo tuyên bố của nhà sản xuất, tổ hợp này có thể tiêu diệt được cả máy bay tàng hình. Đây là một sự phát triển hơn nữa của tổ hợp 9M311 Tunguska SA-19/SA-N-11.

Pantsir-S được bắt đầu phát triển vào năm 1990 nhằm thiết kế một tổ hợp hiện đại hơn tổ hợp tiền nhiệm Tunguska M1. Một nguyên mẫu được hoàn thành vào năm 1994 và được trưng bày tại triển lãm hàng không MAKS 1995.

Các nghiên cứu phát triển sau đó đã bị ngừng lại do các vấn đề về kinh tế ở Nga. Phát triển cuối cùng của tổ hợp Pantsir-S1 được trình diễn tại UAE năm 2000. Công việc giao hàng cho UAE đã ngừng lại sau khi UAE và Phòng thiết kế công cụ KBP đồng ý thiết kế lại tổ hợp.

Một số nguồn tin cho rằng, hệ thống tổ hợp Pantsir-S1 đã có mặt tại một vài quốc gia Châu Á sau UAE, trong đó có Iran.

Việc Iran đang sở hữu một trong những tổ hợp tên lửa - pháo phòng không hiện đại của Nga sẽ là một sự bảo đảm an toàn cho quốc gia này trong việc chống lại không quân Mỹ và liên minh Châu Âu nếu như xảy ra biến cố.
 

>>Hình ảnh biến thể tên lửa - pháo phòng không khủng của Nga


Thái Yên (RiaNovosti, Dailymotion)
[links()]

TAGS:
Theo:  

TIN MỚI CẬP NHẬT