Ba điều nước Nhật dạy học sinh ngày khai giảng

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Và đây là điểm tập trung nhất nói nên sự giản dị của người Nhật Bản: lễ khai giảng.

Thay vì bài phát biểu hoành tráng dài dòng của các vị đại biểu quan chức như ở Việt Nam. trong ngày khai giảng tại nước Nhật chỉ có thầy hiệu trưởng nhắn nhủ tới học sinh 3 điều giản dị nhưng vô cùng

Những người đã từng đến nước Nhật đều bị choáng ngơp bởi sự hiện đại được tạo ra trong mọi lĩnh vực cuộc sống nhờ những công nghệ tối tân nhất thế giới do chính người Nhật làm ra cho dân cho nước mình dùng và tận hưởng.

Sự hiện đại đó đi vào tận phòng ngủ và nhà vệ sinh của người Nhật.

hoc-sinh-phunutoday-vn
Khai Giảng.

Chúng tôi cũng không phải là ngoại lệ khi đến Nhật. Nhưng có lẽ đó chỉ là cơn choáng váng ban đầu mà thôi. Cơn choáng váng đến câm lặng của chúng tôi khi đi sâu tiếp xúc với người Nhật qua lối sống của họ lại đến từ sự giản dị của một dân tộc được coi là giầu nhất thế giới này.

Nhật Bản khai giảng năm học cho học sinh cùng với năm tài khóa của họ là vào tháng 4 hàng năm. Chúng tôi đã rất may mắn có mặt ở Nhật vào ngày 6.4.2015 để tham dự một lễ khai giảng năm học tại một trường tiểu học của Nhật Bản: Trường tiểu học khu vực Nara Itaobashi thuộc thủ đô Tokyo.

Khi đến trường sáng hôm đó chúng tôi cứ ngỡ mình đến nhầm ngày khai giảng khi ở ngoài cổng trường không có bất kỳ sự trang hoàng lộng lẫy hay hoành tráng nào báo hiệu cho 1 lễ khai giảng năm học mới. Chỉ có duy nhất 1 cô giáo đứng ở cổng trường đón tiếp học sinh và phụ huynh. Phải thật chú ý chúng tôi mới nhận biết có 1 tấm biển nhỏ dựng đứng khiêm nhường ở bên cạnh ghi 3 chữ Lễ Nhập Học.
Nhiều học sinh mệt mỏi trong ngày lễ khai giảng tại Việt Nam.

Chúng tôi đến trường cùng với 1 gia đình Việt nam đang sinh sống ở Tokyo và hôm nay là ngày bé của gia đình chuyển sang trường mới theo sự thay đôi địa lý của cả nhà. Các học sinh mới chuyển đến được mời vào 1 phòng riêng để nhà trường tiếp xúc trước khi vào buổi lễ. Bố mẹ và phụ huynh được thầy phụ trách chào mừng tới trường và dành thời gian nói cho các bố mẹ và các con để hỏi về các vấn đề. Không có bất kỳ một thủ tục hành chính nào cần thực hiện cả. Chúng tôi cảm nhận sự ấp áp rất lớn ngay từ cuộc tiếp xúc ban đầu ngắn ngủi đó.

Và đây là điểm tập trung nhất nói nên sự giản dị của người Nhật Bản: lễ khai giảng.

Không có cờ có hoa rợp trời, không có bàn ghế đại biểu, không có phông màn, không có loa đài ầm ĩ, không có quan chức hoành tráng, không có phụ huynh lũ lượt váy áo, không có bục sân khấu trang hoàng.

Những điều kì lạ
Những điều kì lạ "dị" và độc tại Nhật Bản
(Khám phá) - (Phunutoday) - Ở nhiều quốc gia, việc nhân viên bị sếp bắt gặp ngủ gật trong văn phòng thường là một tai họa.

Trước mắt chúng tôi là 500 học sinh tiểu học xếp hàng theo lớp ở sân trường với balo và cặp sách để bên cạnh. Dưới ánh nắng khá gắt của Tokyo vào xuân các em đều không đội mũ mà để đầu trần. Phía trên các em là các thầy cô đứng ở phía thẳng đối diện phía trên và cả ở cánh gà. Có 1 cái bàn nhỏ với 1 bục đi lên bằng gỗ rất khiêm tốn. Trên bàn có 1 chiếc Micro.

Cô hiệu trưởng mở đầu buổi lễ bằng việc giới thiệu bản thân và chào mừng các học học sinh. Ngay sau đó là bài quốc ca Nhật Bản được phát lên nhưng không có màn kéo cờ và chào cờ.

Từng thầy cô một lên giới thiệu bản thân mình. Rất ngắn gọn. Các thầy cô mới đến trường nói thêm một chút xíu về bản thân. Và là văn hóa, thầy cô và các học trò cúi chào nhau. Thầy cô cúi thấp hơn chào học trò.

Không có một công việc thừa thãi nào xảy ra cả. Tất cả chỉ là sự tiếp xúc giữa thầy và trò. Không có bài phát biểu diễn văn khoe thành tích và càng không có phát biểu hay tham dự của quan chức ngành giáo dục và địa phương. Cũng không có hội phụ huynh phát biểu.

Thay vì phát biểu hoành tráng thì cô hiệu trưởng dặn dò các con 3 điều giản dị mà cần thiết :

1. Chú ý sự an toàn giao thông cho cá nhân. Bởi vì ở Nhật các học sinh đều tự đi bộ đến trường.

2. Luôn giữ sự lễ phép và tôn trọng với dân cư xung quanh trường.

3. Biết đặt ra mục tiêu của năm học và ước mơ cho cá nhân mình.

Đó quả thật là những việc làm giản dị nhưng rất có ý nghĩa khiến chúng tôi thật sự xúc động trước lối sống và cách thức cư xử rất giản dị và chỉn chu của người Nhật với nhau.

Và đây là phần kết của buổi lễ: Các học sinh mới chuyển đến được mời lên phía trên và từng em giới thiệu ngắn gọn về bản thân trước các học sinh cũ. Và các thầy cô phụ trách lớp sẽ dắt các con về lớp của mình.

Sự giản dị của người Nhật trong cuộc sống nói chung và trong giáo dục nói chung đã khiến chúng tôi choáng váng. Một buổi lễ khai giảng nhẹ nhàng và tiết kiệm tối đa tới mức bằng không. Các thủ tục hành chính về phía phụ huynh và gia đình học sinh được loại bỏ hoàn toàn.

Chỉ với 1 lễ khai giảng giản dị như vậy chúng tôi đã thấy quá nhiều sự khác biệt so với chúng ta: Những người Việt nam ưa hoành tráng và lãng phí. Chúng tôi thiết nghĩ có lẽ chính nhờ sự giản dị trong từng chi tiết nhỏ của cuộc sống của một đất nước giàu có như thế này mà người Nhật đã trở nên vĩ đại hay chăng?

Câu trả lời cho chúng ta là sự suy ngẫm.

Vì sao dưa lưới Nhật Bản có giá hàng chục nghìn USD?
Vì sao dưa lưới Nhật Bản có giá hàng chục nghìn USD?
(Xã hội) - (Phunutoday) - Yabari King là giống dưa vàng cực kỳ nổi tiếng của vùng Hokkaido nói riêng và Nhật Bản nói chung.
Theo:  khoevadep.com.vn