Cách xử lý khi bị axit dính vào da

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Cuộc sống của những người bị tạt axit sẽ bị hủy hoại nặng nề. Bởi vậy, hãy biết cách xử lý kịp thời khi phát hiện tình huống này để giúp họ...

Axit là một hóa chất rất nguy hiểm, có thể làm bị thương trên da chỉ với số lượng nhỏ, không những thế còn khiến cho những người hít phải hơi này gặp khó khăn trong hô hấp, hơi axit sản sinh ra những phản ứng độc hại làm tổn thương phổi. Khi dính vào da thịt, chúng sẽ gây ra những tác hại vô cùng đáng sợ. Da thịt bị ăn mòn, có khi ăn mòn đến xương, trường hợp nặng có thể ăn vào xương. Nếu axit dính vào mắt sẽ gây mù vĩnh viễn. Nạn nhân bị bỏng do axit nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây nhiễm trùng nặng trên da, thậm chí tử vong.

Có 3 loại axit thông dụng nhất hiện nay là axit nitric (HNO3), axit hydrochloric/clohydric (HCl) và axit sulfuric (H2SO4). 

Vì vậy, khi bị axit dính vào da, cần xử lí tình huống ngay để vết thương không ăn sâu và lan rộng thêm nữa.

Cách xử lý khi bị axit dính vào da
 Cần xử lý kịp thời ngay khi tiếp xúc với axit

- Nếu axit bám vào áo quần thì cần cởi áo quần ra ngay lập tức, không để phần áo quần dính axit tiếp xúc với da. 

- Nếu áo quần đã bị tan chảy và dính vào da thì không được cởi vì nó sẽ làm lột da, gây đau đớn, khó khăn trong việc điều trị và hồi phục. Dùng găng tay hoặc vải sạch khi xử lý tình huống, không để da tiếp xúc trực tiếp với axit.

- Rửa sạch vùng da bị dính axit dưới vòi nước chảy trong vòng 15 phút trở lên, làm sao để nước dội axit ra khỏi phần da bị bỏng và không chảy hay dính vào các vùng da khác. Nước không nên lạnh quá, vừa đủ mát để làm dịu dùng da bị bỏng.

- Che vùng bị bỏng bằng băng sạch và gạc khô, vô trùng để đảm bảo vết thương sẽ không bị nhiễm trùng.

Chú ý, trong lúc sơ cứu không được sử dụng tay không, nếu không chính bạn cũng sẽ là nạn nhân gián tiếp của axit.

- Nếu axit dính vào mắt, cũng hứng rửa mắt dưới vòi nước chảy trong ít nhất 30 phút. Nếu chỉ một mắt bị dính, cần cẩn thận không để axit chảy vào mắt còn lại hay dính vào mũi, miệng và các phần thân thể khác. Cách tốt nhất là nghiêng đầu qua một bên để axit và nước chảy ra ngoài ở bên thái dương.

- Sau khi rửa sạch axit ở mắt, cần chườm đá lạnh vào mắt để làm giảm tác hại của axit cũng như giảm đau.

- Nếu hít phải axit, nhẹ thì có thể gây khó chịu ở mũi và cổ, gây ho, bỏng và hẹp đường hô hấp, khó thở. Nặng thì có thể gây phù phổi, tắc thở. Cần để bệnh nhân nằm ngửa và làm thông đường thở.

- Nếu nuốt axit vào bụng, tình huống có thể rất phức tạp, bạn sẽ cảm thấy buồn nôn, ói mửa, bỏng miệng và họng, đau bụng dữ dội vì chảy máu trong và các nội tạng bị hủy hoại. Nếu nặng có thể tử vong trong vòng 90 phút.

Trong tình huống này cần uống thật nhiều nước hoặc sữa tươi để làm loãng axit trong bụng và giảm đau. Đừng cố gắng nôn ra ngoài. Nếu nạn nhân còn tỉnh táo, cần cho uống 100-200ml nước hoặc sữa, đối với trẻ nhỏ không cho uống hơn 100ml.

- Ngay lập tức gọi cấp cứu hoặc nhờ người khác gọi cấp cứu trong thời gian rửa axit hoặc chăm sóc nạn nhân.

Nghẹn ngào lời kể của nữ sinh bị tại axít ở Sài Gòn
Nghẹn ngào lời kể của nữ sinh bị tại axít ở Sài Gòn
(Xã hội) - (Phunutoday) - Cô hỏi anh trai “Mặt em đang làm sao, mắt em đang mờ dần, em không còn thấy gì nữa anh Hai ơi”…
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn