Đột nhập lò đào tạo tiếp viên hàng không lớn nhất Việt Nam

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Để có thể tham gia khai thác bay, các phi công và tiếp viên hàng không buộc phải trải qua một quy trình đào tạo nghiêm ngặt về mọi mặt.

Trung tâm huấn luyện bay Vietnam Airlines ra đời năm 1998, đây không chỉ là nơi đào tạo tất cả các phi công, tiếp viên hàng không của hãng mà nhiều hãng hàng không trong nước và nước ngoài như Lào, Campuchia, Singapore cũng gửi các tiếp viên, phi công đến huấn luyện.

Mô tả ảnh.
Trung tâm huấn luyện bay của Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines.

Dù các phi công và tiếp viên đã được học bài bản về quy trình bay, nhưng trước khi tham gia khai thác đều phải trải qua những kỳ huấn luyện nghiêm ngặt tại trung tâm này.

Mô tả ảnh.
Trong tình huống máy bay phải hạ cánh xuống nước, tất cả phi hành đoàn và hành khách phải mặc áo phao.
Mô tả ảnh.
Tiếp viên chèo thuyền phao đi cứu hành khách.
Mô tả ảnh.
Đưa hành khách lên thuyền phao (mỗi thuyền phao có thể chứa được 20 người).

Kể cả khi đã tham gia bay, các phi công và tiếp viên vẫn phải thực hiện các kỳ huấn luyện thường xuyên, ngắn hạn hoặc dài hạn tại trung tâm.

Mô tả ảnh.
Huấn luyện chuẩn bị tình huống máy bay hạ cánh khẩn cấp và phải bung phao trượt.

Tại đây, với các thiết bị mô phỏng và những dụng cụ chuyên biệt của hàng không, các học viên sẽ phải thực hiện các thao tác về an toàn, các quy định hàng không dân dụng Việt Nam, cung cách phục vụ trên máy bay, trải nghiệm các tình huống khẩn nguy có thể xảy ra khi khai thác bay…

Mô tả ảnh.
Từng hành khách được trượt ra khỏi máy bay khi sự cố xảy ra.

Ngoài phi công và tiếp viên của Vietnam Airlines, Trung tâm này cũng huấn luyện cho các phi công, tiếp viên của các hãng khác ở trong và ngoài nước.

Mô tả ảnh.
Các nữ tiếp viên hàng không Campuchia đang được huấn luyện tại Việt Nam.
Mô tả ảnh.
Ứng phó với tình huống máy bay bị "xì hơi".
Mô tả ảnh.
Tận tay chỉ dạy từng tiếp viên hàng không tương lai.
Mô tả ảnh.
Với các tiếp viên hàng không, ngoại ngữ là điều không thể thiếu.
Mô tả ảnh.
Mô hình máy bay Airbus phục vụ công tác huấn luyện phi công và tiếp viên hàng không.

Riêng tại Việt Nam, số lượng máy bay hiện tại nằm trong khoảng 100 chiếc nên nhu cầu tiếp viên hàng không của các hãng rất cao. Tuy nhiên, số lượng người muốn gia nhập ngành nghề có vẻ ngoài "hào nhoáng" này lúc nào cũng lớn.

Cuộc chiến không khoan nhượng để thành tiếp viên hàng không
Việc trở thành tiếp viên hàng không còn khó hơn trở thành một ngôi sao bởi có đến hàng ngàn ứng viên cạnh tranh nhau để giành được vị trí.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn