Giật mình “công nghệ” chế phẩm màu vào tiết canh heo

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Như vậy, nhìn con lợn khỏe mạnh cũng không chắc rằng con lợn đó không mang trong người liên cầu khuẩn.

Ngày 27/8, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Nai, ông Cao Trọng Ngưỡng cũng cho biết, mới đây, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.Hồ Chí Minh đã gửi văn bản về trung tâm thông báo về trường hợp bệnh nhân là ông Nguyễn Văn Thắng, ở ấp 2, xã Tà Lài, huyện Tân Phú bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn.

Sau nhiều tuần điều trị, đến nay sức khỏe ông Thắng đã hồi phục và đã được xuất viện.Nguyên nhân ông Thắng phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch và nhiễm liên cầu khuẩn vì trước đó ông Thắng cùng một số người trực tiếp chế biến và sử dụng tiết canh heo không đảm bảo vệ sinh.Về nhà ông Thắng có triệu chứng mệt mỏi nhưng chưa nghiêm trọng cho đến khi bệnh khởi phát.

tiet-canh-phunutoday-vn
Tác hại kinh hoàng từ việc ngộ độc và nhiễm liên khẩu lợn sau khi ăn tiết canh.

Cũng vừa vượt qua cơn hoảng loạn, anh Lê Văn Hậu ở Kha Vạn Cân (TP.Hồ Chí Minh) cho biết do sở thích ăn tiết canh heo và vịt cỏ mà lại thường hay thay đổi địa điểm liên tục để thưởng thức nên anh đã ăn liên tục tại mấy quán ở đường Phạm Văn Đồng và 2 quán cóc ở Kha Vạn Cân. Cách đây hơn 10 ngày anh phải đi cấp cứu vì bị nhiễm sán heo.

Có thể gây tử vong hoặc bại não

Theo Bệnh viện nhiệt đới TP.Hồ Chí Minh thì các ca cấp cứu trong tình trạng nguy kịch vì sử dụng các loại tiết canh có xu hướng diễn biến phức tạp. Có thể do tiết canh chế biến không đảm bảo vệ sinh. Điều này rất nguy hại đến sức khỏe của người sử dụng.

Liên cầu khuẩn lợn Streptoccus Suis (loại vi khuẩn gây bệnh cho người và lợn) thường gây ra nhiều tác hại nguy hiểm, gây mưng mủ ở não, nhiều trường hợp có thể bại não. Vi khuẩn này thường cư trú ở đường hô hấp trên đặc biệt là xoang mũi, tai, hầu họng lợn. Tuy nhiên, vi khuẩn cũng có thể có trong đường tiêu hóa và đường sinh dục của lợn.

tiet-canh-phunutoday-vn
Ảnh minh họa

Theo nhiều chuyên gia về an toàn thực phẩm thì việc chế biến tiết canh pha thêm phẩm màu cũng góp phần làm tăng thêm nguy cơ ngộ độc cho người sử dụng. Hơn nữa, cách chế biến ấy sẽ là môi trường kích thích liên cầu khuẩn sản sinh và xâm nhập vào cơ thể người nhanh hơn.Khi lợn bị ốm, sức đề kháng bị suy giảm thì liên cầu khuẩn mới gây viêm phổi hoặc nhiễm trùng huyết ở lợn.

Như vậy, nhìn con lợn khỏe mạnh cũng không chắc rằng con lợn đó không mang trong người liên cầu khuẩn. Ở những con lợn khỏe mang liên cầu khuẩn, khi cắt tiết ở vùng cổ, vi khuẩn liên cầu khu trú ở dịch hầu họng lợn bị nhiễm sang tiết canh nên người ăn bị bệnh. Cũng có thể, cuống họng được dùng để đánh tiết canh chưa được nấu chín hẳn có chứa liên cầu khuẩn nên người ăn bị nhiễm.

Trong khi đó, hầu hết các quán lòng lợn, tiết canh bán dọc các vỉa hè đều mua nguyên liệu đánh tiết canh như cuống họng, dạ dày…một cách qua loa, không lựa chọn kỹ, thậm chí mua đồ đã để ôi nên nguy cơ gây ngộ độc và nhiễm liên cầu khuẩn càng cao hơn.

Bia giả pha độc tố: Cái chết trên bàn nhậu
Bia giả pha độc tố: Cái chết trên bàn nhậu
(Xã hội) - (Phunutoday) - Đáng sợ hơn, việc sang chiết đều diễn ra trên nền nhà nhớp nháp.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn
TIN MỚI CẬP NHẬT