Kinh hoàng những cây cầu tử thần ở Việt Nam

(Phunutoday) - Không chỉ những chiếc cầu treo chênh vênh bắc ngang dòng suối mà cả những cây cầu được xây dựng đàng hoàng cũng trở thành cầu tử thần.
Cầu tử thần mang tên 'vĩnh biệt' ở Quảng Nam.Chỉ trong vòng 5 năm có 16 người bỏ mạng khi đi qua cầu Máng nối liền 2 xã Tam Tiến và Tam Xuân 2 (Núi Thành, Quảng Nam). Vì thế mà người dân địa phương gọi đây là cầu "vĩnh biệt".

Cầu tử thần mang tên 'vĩnh biệt' ở Quảng Nam.Chỉ trong vòng 5 năm có 16 người bỏ mạng khi đi qua cầu Máng nối liền 2 xã Tam Tiến và Tam Xuân 2 (Núi Thành, Quảng Nam). Vì thế mà người dân địa phương gọi đây là cầu "vĩnh biệt".

Cầu Máng được xây dựng từ năm 1985, bắc qua sông Trường Giang, dài hơn 300 m với mục đích ban đầu là đường dẫn nước phục vụ cho nông nghiệp. Sau đó do địa bàn xã Tam Tiến bị ngăn cách nên người dân dùng để đi lại và cái tên cầu Máng hình thành.

Cầu Máng được xây dựng từ năm 1985, bắc qua sông Trường Giang, dài hơn 300 m với mục đích ban đầu là đường dẫn nước phục vụ cho nông nghiệp. Sau đó do địa bàn xã Tam Tiến bị ngăn cách nên người dân dùng để đi lại và cái tên cầu Máng hình thành.

Vì là đường dẫn nước nên chiều ngang của cây cầu chỉ là 0,8 m, đủ cho hai người đi bộ tránh nhau. Dù có biển cấm xe máy, người dân 2 xã Tam Tiến và Tam Xuân 2 vẫn hàng ngày phóng xe qua lại.

Vì là đường dẫn nước nên chiều ngang của cây cầu chỉ là 0,8 m, đủ cho hai người đi bộ tránh nhau. Dù có biển cấm xe máy, người dân 2 xã Tam Tiến và Tam Xuân 2 vẫn hàng ngày phóng xe qua lại.

Vài năm trước, do có quá nhiều người bị té ngã rơi xuống sông nên chính quyền đã xây dựng lan can cùng với dây cáp bảo vệ nhưng vẫn không cải thiện được tình hình. Theo người dân, ngày trước không có lan can nhưng cây cầu thẳng dễ lưu thông. Còn hiện tại cầu có quá nhiều ổ gà, dễ gây tai nạn.

Vài năm trước, do có quá nhiều người bị té ngã rơi xuống sông nên chính quyền đã xây dựng lan can cùng với dây cáp bảo vệ nhưng vẫn không cải thiện được tình hình. Theo người dân, ngày trước không có lan can nhưng cây cầu thẳng dễ lưu thông. Còn hiện tại cầu có quá nhiều ổ gà, dễ gây tai nạn.

"Có dây cáp, nhưng do dây cáp thưa nên vẫn không hiệu quả, khi bị mất thăng bằng sẽ bị lọt tỏm giữa 2 dây rồi rơi xuống sông", ông Võ Văn Tây (40 tuổi) sống gần cầu  Máng nhận định.  Chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây đã có 16 trường hợp bị chết đuối khi quan cây cầu này. Bởi vậy thay vì gọi tên cầu Máng, người dân đặt cho cầu cái tên mới "Vĩnh biệt".

"Có dây cáp, nhưng do dây cáp thưa nên vẫn không hiệu quả, khi bị mất thăng bằng sẽ bị lọt tỏm giữa 2 dây rồi rơi xuống sông", ông Võ Văn Tây (40 tuổi) sống gần cầu Máng nhận định. Chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây đã có 16 trường hợp bị chết đuối khi quan cây cầu này. Bởi vậy thay vì gọi tên cầu Máng, người dân đặt cho cầu cái tên mới "Vĩnh biệt".

Ngoài ra để chống bị hoen rỉ, dây cáp còn được bôi dầu nhớt nên khi bị ngã xe víu phải dây cáp cũng rất dễ bị trơn, té xuống sông.

Ngoài ra để chống bị hoen rỉ, dây cáp còn được bôi dầu nhớt nên khi bị ngã xe víu phải dây cáp cũng rất dễ bị trơn, té xuống sông.

Được xây dựng gần 30 năm nên nhiều bộ phận của cầu xuống cấp trầm trọng. Phần giữa cầu được thiết kế kéo lên để cho tàu thuyền qua lại nhưng phần thép đã bị mục nát.

Được xây dựng gần 30 năm nên nhiều bộ phận của cầu xuống cấp trầm trọng. Phần giữa cầu được thiết kế kéo lên để cho tàu thuyền qua lại nhưng phần thép đã bị mục nát.

Vụ tai nạn gần đây nhất là sáng 19/8, nạn nhân là bà Nguyễn Thị Đồi (42 tuổi, xã Tam Tiến) bị ngã xuống sông tử vong khi đang trên đường mua lá chuối về chợ bán. Chồng mất sớm, người con trai duy nhất là Bùi Văn Sỹ mới 17 tuổi đã phải bỏ học đi làm thuê phụ giúp mẹ.

Vụ tai nạn gần đây nhất là sáng 19/8, nạn nhân là bà Nguyễn Thị Đồi (42 tuổi, xã Tam Tiến) bị ngã xuống sông tử vong khi đang trên đường mua lá chuối về chợ bán. Chồng mất sớm, người con trai duy nhất là Bùi Văn Sỹ mới 17 tuổi đã phải bỏ học đi làm thuê phụ giúp mẹ.

Người dân ở xã Tà Mít (huyện Than Uyên – Lai Châu) được mệnh danh là những “diễn viên xiếc” vì mỗi lần ra trung tâm huyện họ đều phải đi qua cây cầu cheo leo, chênh vênh.

Người dân ở xã Tà Mít (huyện Than Uyên – Lai Châu) được mệnh danh là những “diễn viên xiếc” vì mỗi lần ra trung tâm huyện họ đều phải đi qua cây cầu cheo leo, chênh vênh.

Ở vùng cao Tây Bắc, việc xây dựng cầu thuộc Nhà nước, còn việc duy tu, bảo dưỡng thì thuộc về… người dân. Khi ván lát mặt cầu bị hỏng thì dân bản phải tự tìm vật liệu thay thế.

Ở vùng cao Tây Bắc, việc xây dựng cầu thuộc Nhà nước, còn việc duy tu, bảo dưỡng thì thuộc về… người dân. Khi ván lát mặt cầu bị hỏng thì dân bản phải tự tìm vật liệu thay thế.

Mặt ván lát cầu đã mục và hỏng hết nên người dân địa phương đành dùng tre nứa ghép lại.

Mặt ván lát cầu đã mục và hỏng hết nên người dân địa phương đành dùng tre nứa ghép lại.

Khi mới xây dựng, người ta gọi là cầu treo nhưng trải qua thời gian không ai dám chắc có phải là cầu không. Có người nói vui rằng, đây là sản phẩm dây sắt treo kết hợp với tre và gỗ.

Khi mới xây dựng, người ta gọi là cầu treo nhưng trải qua thời gian không ai dám chắc có phải là cầu không. Có người nói vui rằng, đây là sản phẩm dây sắt treo kết hợp với tre và gỗ.

Có những cây cầu treo bắc tạm mà độ khó khi tham gia giao thông còn khiến những điễn viên xiếc chuyên nghiệp bái phục.

Có những cây cầu treo bắc tạm mà độ khó khi tham gia giao thông còn khiến những điễn viên xiếc chuyên nghiệp bái phục.

Cây cầu tử thần.

Cây cầu tử thần.

Thanh Lê (Tổng hợp)