Lật tẩy 1001 mánh khóe lừa đảo ăn xin "mùi mẫn"

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Đóng giả tàn tật, hay bệnh nhân ung thư, giả hết xăng xin tiền lẻ... những "cái bang" giả này đang tranh thủ lòng thương để móc túi người khác.

Rơi vào cảnh cùng đường

Đầu năm 2013, những người lưu thông qua cầu An Hạ quốc lộ 22 (hướng từ TP HCM đi Tây Ninh) giật bắn mình khi phát hiện một người phụ nữ nằm bất động ngay lề đường, mặt úp kín bằng chiếc nón lá, bên cạnh là một bé gái nhỏ tuổi đang ngồi khóc.

Nhiều người đi đường ghé lại xem sự thể thì người phụ nữ kêu khóc kể mình từ quê lên, bị lừa đảo hết sạch tài sản. Vì tiếc của và quá khốn cùng, không biết làm sao nên chị ôm con nằm bên vệ đường quốc lộ chờ chết.

ăn xin lừa đảo

Cảnh diễn rơi vào cảnh cùng đường của người phụ nữ này bị công an “lật tẩy”.

Thương cảm cho hoàn cảnh khốn cùng, nhiều người đã cho tiền để giúp 2 mẹ con này. Nhưng khi thấy Công an đến thì người phụ nữ đang nằm ngay đơ như sắp chết lại bật dậy van xin: “Các anh tha cho em lần này!”. Tại trụ sở công an, người phụ nữ này than nghèo kể khổ nên mới phải “diễn” cảnh này để xin tiền thiên hạ và vài ngày mới đến đây “diễn” 1 lần.

Đóng giả người tàn tật bán tăm tre, kẹo cao su

Màn kịch của những "cái bang giả" này rất giống nhau. Họ luôn khoác trên mình chiếc áo dài tay, mặc một chiếc quần dài để che đôi chân lành lặn. Dưới khuỷu tay và một bên chân tiếp xúc với mặt đường đều có vài tấm che. Khi “diễn”, bộ mặt họ luôn nhăn nhó, rướn thân bò trên mặt đường, còn chiếc túi đựng vé số và tiền lẻ thì đeo ở cổ.

giả ăn xin

Giả làm người tàn tật lê la trên đường để tranh thủ lòng thương của nhiều người.

Nhiều người thấy thương cảm nên đã mua vé số, kẹo cao su hoặc tăm tre... cho họ. Tất nhiên là với giá gấp 4-5 lần so với mua tại các cửa hàng bình thường. Nhưng nếu được đề nghị giúp đỡ và chở về nhà trọ, thì những người này từ chối.

ăn xin lừa đảo

"Người tàn tật" thực chất là một thanh niên khỏe mạnh.

Theo nhiều người dân, những người đó không hề bị tàn tật, họ chỉ giả dạng như vậy để tranh thủ lòng thương hại của mọi người kiếm tiền thôi. Những người này cũng bật mí trung bình mỗi ngày họ kiếm tiền triệu từ việc lừa đảo này.

Giả làm bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối xin tiền

Tại Bệnh viện Ung Bướu (đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, TP HCM) xuất hiện người phụ nữ trung niên, thân hình to lớn, tay mang bịch thuốc và sổ khám chữa bệnh, ngồi một chỗ xin tiền.

ăn xin lừa đảo

Người phụ nữ lợi dụng lòng hảo tâm của mọi người tại Bệnh viện Ung Bướu.

Hằng ngày, bà ta đi bộ tới trước cổng bệnh viện, bắt đầu kể nghèo, kể khổ từ quê lên chữa bệnh nhưng hết tiền. Với vẻ mặt xanh xao, đầu trọc lóc (kiểu như phải hóa trị nhiều), người phụ nữ này ngồi bệt trên vỉa hè, thấy ai đi qua thì bắt chuyện: “Cô chú ơi cho tôi ít tiền chữa bệnh, ở quê lên đây mà hết tiền về rồi, còn có đứa con trai bị tật nguyền không ai chăm sóc…”.

Các tài xế xe ôm cho biết người phụ nữ này đã hoạt động ở đây gần 3 năm, chuyên giả dạng bệnh nhân để xin tiền. Khoảng 15 giờ, người phụ nữ này đi về một căn phòng trọ gần Bệnh viện Ung Bướu. “Công việc thường ngày của bà ta là vậy, cứ giả bệnh để lợi dụng lòng hảo tâm của người khác” - một người bán tạp hóa ở đây nói.

Giả hết xăng xin tiền lẻ

Trên các đường phố, thi thoảng vẫn xuất hiện những hình ảnh một đôi nam nữ khắc khổ dắt xe máy đi bộ. Gặp ai đang đứng ở vỉa hè, họ tỏ ra ngượng ngùng rồi xin 10 ngàn đổ xăng với lý do hết xăng giữa đường mà không mang theo tiền.

Vì thấy số tiền không lớn, nhiều người sẵn sàng móc ra cho 10 – 20 ngàn để giúp người lỡ độ đường. Điều khó hiểu là hầu như gặp ai đôi nam nữ này cũng xin và xuất hiện ngày này qua ngày khác chứ không chỉ “gặp khó” 1 lần.

Giả bị thương sắp chết xin tiền

Nếu bạn thấy ngoài đường những người ăn mày với vết thương lở loét vô cùng đáng sợ và thảm hại thì hãy dè chừng vì đó có thể là vết thương giả. Có cả một công nghệ tạo vết thương vô cùng tinh vi được những người ăn mày tạo ra chả kém gì diễn viên chuyên nghiệp.

ăn xin lừa đảo

ăn xin lừa đảo

ăn xin lừa đảo

ăn xin lừa đảo

Quy trình giả vết thương lừa đảo.

Chỉ cần một chút mực đỏ (có thể sử dụng máu động vật thay mực), tăm hoặc que ngoáy tai, miếng bông, hồ dính là có thể tạo ra một vết thương như thật. Đầu tiên, dùng keo dính màu trắng để tạo một vết thương. Chờ cho keo khô, dùng que tăm tạo vùng vết thương. Dùng miếng rửa bát để làm lan vết thương. Dùng một giọt mực đỏ để tạo vùng ngoài xây xước. Dùng miếng bông thấm mực đỏ (không quá nhiều) bôi lên để làm vết thương trông giống thật. Khi mực khô, một nửa công việc đã hoàn tất. Dùng tăm vạch lên vết thương giả để nó giống như da bị nứt. Đổ mực đỏ vào phần da nứt (thực chất là phần keo đã khô) để giống như vết thương bị rỉ máu.

 

 

 

 

 

 

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn