Mỹ đặt bẫy cựu Tổng giám đốc IMF?

( PHUNUTODAY ) - Từ những phân tích các tình huống, nguyên nhân và những diễn biến xung quanh cuộc bắt giữ cựu Giám đốc Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) - ông Dominique Strauss-Kahn cho thấy nhiều chi tiết ông có thể bị Mỹ bẫy tình.

(Phunutoday) - Từ những phân tích các tình huống, nguyên nhân và những diễn biến xung quanh cuộc bắt giữ cựu Giám đốc Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) - ông Dominique Strauss-Kahn cho thấy nhiều chi tiết ông có thể bị Mỹ bẫy tình.

[links()]

Theo nhật báo Komsomolskaya Pravda của Nga phân tích ông Dominique Strauss-Kahn đang trên khoang hạng nhất máy bay hãng Air France trong chuyến bay từ New York sang Berlin gặp Thủ tướng Đức Merkel thì bất ngờ nhân viên FBI bắt giữ.


Các thành viên trong tổ lái cho biết các nhân viên FBI không hề liên lạc với họ để yêu cầu bắt giữ ông Dominique Strauss-Kahn. Họ muốn tự tay bắt giữ ông Strauss-Kahn cho chắc. Những biện pháp như vậy chỉ có cơ quan an ninh quôc gia Mỹ mới có đủ thẩm quyền thi hành.
Mô tả ảnh.
Ông Strauss-Kahn(phải) và luật sư tại tòa.

Ngay sau đó, ông Strauss-Kahn bị bắt giữ trong vòng 10 ngày ở nhà tù khét tiếng Rikers Island.và hoàn toàn cách ly với thế giới bên ngoài, trừ những cuộc gặp gỡ với luật sư.

Theo luật pháp Mỹ, những trường hợp chưa có tiền án như ông Strauss-Kahn sẽ có quyền nộp bảo lãnh để được tại ngoại. Nhưng ông không được hưởng quyền ấy trong suốt 10 ngày liền. Trong khi suốt 10 ngày đó, hoạt động của IMF bị tê liệt vì không có ai ký những giấy tờ cần thiết.

Phải chăng ông đã phân tích rõ được tình thế, sau đó ông nhờ các luật sư chuyển đơn xin từ chức ra ngoài. Ngay hôm sau, trái với mọi dự đoán, viên thẩm phán mới được bổ nhiệm đã thoả mãn yêu cầu của ông là được tại ngoại sau khi nộp tiền bảo lãnh. Phải chăng khi DSK đã từ chức và bộ máy IMF lại bắt đầu hoạt động thì việc giam giữ ông trong nhà tù là vô nghĩa?

Trong câu chuyện này có hai nghi vấn: Tại sao phải tổ chức cuộc bắt giữ theo kiểu Hollywood như vậy và phong toả hoạt động của IMF trong 10 ngày liền?

Từ ngày 25/4/2010, IMF và Ngân hàng thế giới (WB) bắt đầu nghiên cứu việc phát hành một đồng tiền dự trữ mới có khả năng thay thế đồng USD để giải quyết xung đột kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc mà việc phát hành thuộc thẩm quyền của IMF.

Có hai nhóm đầy thế lực nắm giữ những quan điểm trái ngược nhau. Một là nhóm do ông Strauss-Kahn gồm những đại gia tài chính quốc tế quan niệm tiền không có Tổ quốc. Nhóm thứ hai đối lập gồm những đại diện của các tổ hợp công nghiệp – quân sự hùng mạnh của Mỹ và Israel.

Theo những nguồn tin đáng tin cậy, ông Strauss-Kahn dự định sau khi gặp Thủ tướng Đức Merkel ở Berlin sẽ đi gặp ban lãnh đạo Libya, rất có thể gặp đích thân nhà lãnh đạo Gaddafi. Đề tài thảo luận giữa hai bên là kho dự trữ vàng và ngoại tệ của nước này.

Libya là một trong những nước giàu nhất thế giới nên lượng dự trữ vàng và ngoại tệ có thể lên đến 150 tỷ USD. Tuy Mỹ đã phong toả các tài khoản của Ngân hàng Trung ương Libya nhưng thật ra mới phong toả được một phần bởi vì không ai biết chính xác tiền của Libya đang ở đâu. Nếu Mỹ có được số tiền khổng lồ này thì nền kinh tế của Mỹ sẽ được lành mạnh hóa trong lúc khó khăn như hiện tại.

Các nước đồng minh đã công nhận phe đối lập là chính quyền hợp pháp ở Libya và thúc đẩy họ thành lập một Ngân hàng Trung ương mới song song với Ngân hàng Trung ương của Chính phủ Libya. Vậy thì ai sẽ được nhận 150 tỷ USD kia?

Trong khi đó theo điều lệ của IMF, lúc đó chỉ có ông Strauss-Kahn đang nắm giữ quyền tổng giám đốc mới có quyền quyết định ai sẽ là đại diện hợp pháp của Libya trong con mắt Cộng đồng tài chính quốc tế.

Từ những suy luận trên, chẳng có gì khó hiểu khi Mỹ sẵn sàng sử dụng mọi đòn bẩy có thể sử dụng để ngăn cản phương án bất lợi cho Mỹ và gây áp lực với người đứng đầu IMF.


(tổng hợp)
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn