Những vụ tai nạn máy bay do phi công “tự sát”

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Thông tin cơ phó của 4U9525 cố ý lao đầu xuống dãy Alps khiến cả thế giới chấn động, cùng lật lại những vụ tai nạn máy bay phi công "tự sát".

Theo điều tra mới nhất cho thấy Andreas Lubitz, cơ phó 4U9525 có liên quan đến việc gây ra vụ tai nạn thảm khốc khiến 150 người chết hôm 24/3 trên chiếc Airbus A320 của hãng hàng không Germanwings.

Thông tin từ hộp đen cho thấy, ngay sau khi cơ trưởng rời khỏi buồng lái, cơ phó đã khóa trái cảnh cửa, nhốt cơ trưởng bên ngoài, không cho anh ta có thể vào rồi bấm nút hạ độ cao của máy bay, lao đầu “tự sát” xuống dãy Alps (Pháp).

Mô tả ảnh.
Trực thăng được điều động tới hiện trường vụ tai nạn máy bay Germanwings.

Sau khi thông tin này được truyền thông công bố, cả thế giới đã chấn động cũng như gia đình của cơ phó Andreas Lubitz vô cùng sốc và sợ hãi. Đây chỉ là một trong số nhiều vụ tai nạn hàng không thảm khốc do chính phi công “tự sát”.

Máy bay McDonnell Douglas DC-8-61 của hãng Japan Airlines (9/2/1982)

Ngày 9/2/1982, cơ trưởng Seiji Katagiri máy bay McDonnell Douglas DC-8-61 của hãng Japan Airlines đã cố ý lao xuống vịnh Tokyo, gần sân bay Haneda (Nhật Bản), để tự sát. Sự việc khiến 24 người trong số 174 người trên máy bay thiệt mạng.

Theo điều tra, cơ trưởng Katagiri từng bị cấm bay vì mắc bệnh về thần kinh nhưng sau đó anh lại vượt qua các cuộc kiểm tra và được bay trở lại.

Máy bay ATR-42 mang số hiệu 630 của Royal Air Maroc (21/8/1994)

Vào ngày 21/8/1994, 44 người đã tử nạn khi chiếc máy bay 2 động cơ cánh quạt ATR-42 của Royal Air Maroc mang số hiệu 630 lao vào núi Atlas chỉ 10 phút sau khi cất cánh.

Phi công được cho là đã ngắt bộ phận tự động lái và chủ ý điều khiển máy bay lao vào núi. Liên doàn Phi công Morocco phủ nhận chuyện phi công đã cố tình gây tai nạn.

Máy bay Boeing 185 của Skilk Air (19/12/1997)

Ngày 19/12/1997, máy bay Boeing mang số hiệu 185 của hãng Skilk Air đang bay từ Jakarta, Indonesia, đến Singapore thì rơi sông Musi, miền nam Indonesia. 97 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn đều thiệt mạng.

Theo các dấu hiệu ban đầu, phi công đã tự sát. Tuy nhiên, báo cáo cuối cùng của chính phủ Indonesia về vụ việc nói rằng nước này không thể xác định được nguyên nhân tai nạn.

Dù vậy, Ủy ban An toàn vận tải quốc gia (NTSB) công bố báo cáo của riêng họ, kết luận máy bay rơi do hành động chủ ý của phi công, báo cáo cho thấy Hội đồng bất đồng gay gắt với các nhà chức trách Indonesia.

Mô tả ảnh.
Các mảnh vỡ máy bay của Skilk Air được vớt lên từ sông Musi

Air Botswana (11/10/1999)

Theo ASN, một phi công của Air Botswana bị tạm dừng bay vì các lý do y tế đã lên một máy bay và cất cánh, chuyến bay 1 người lái duy nhất. Ngay khi lên trên không, anh ta đưa ra một số yêu sách, đòi nói chuyện với Tổng thống Botswana.

ASN cho biết, các nỗ lực đã được thực hiện nhằm thương lượng với đối tượng nhưng viên phi công tuyên bố sẽ đâm vào các máy bay khác đỗ ở sân bay. Và anh ta làm đúng như vậy. Tuy nhiên, vụ tai nạn chỉ có duy nhất thủ phạm chết.

Chuyến bay 990 của EgyptAir (31/10/1999)

Ngày 31/10/1999, cơ phó Gameel al-Batouti đã lợi dụng lúc cơ trưởng vào nhà vệ sinh để tắt hệ thống bay tự động, động cơ và điều khiển máy bay Boeing 767-366ER của hãng Egypt Air (Ai Cập) lao xuống Đại Tây Dương. 

Một cuộc điều tra của Ủy ban An toàn vận tải quốc gia (NTSB) kết luận sau khi cơ trưởng rời đi, phi công phụ được nghe thấy liên tục lẩm bẩm "Con cậy nhờ nơi Chúa" và chỉnh tốc độ để thực hiện một cú lao thẳng đứng.

Toàn bộ 202 hành khách và 15 thành viên phi hành đoàn trên chuyến bay lộ trình từ New York (Mỹ) để đến Cairo (Ai Cập) thiệt mạng khi máy bay đâm xuống biển.

Mô tả ảnh.
Bia tưởng niệm nạn nhân chuyến bay số hiệu 990 của hãng Egypt Air

Chuyến bay số hiệu 470 của hãng LAM Mozambique Airlines (29/11/2013)

Ngày 29/11/2013, chuyến bay số hiệu 470 của hãng LAM Mozambique Airlines rơi tại Namibia khiến 33 người chết, gồm 27 hành khách và 6 thành viên tổ lái 

Chiếc máy bay đâm vào công viên giải trí Bwabwata ở đông bắc Namibia. Máy bay bắt đầu tụt khỏi độ cao 38.000 feet và nhanh chóng lao xuống.

Sau khi nghiên cứu hộp đen máy bay, các nhà điều tra tại Cục Hàng không Dân dụng Mozambique công bố kết quả điều tra cho thấy cơ trưởng Dos Santos Fernandes đã tự khóa mình trong buồng lái, khiến cơ phó không thể vào bên trong. Cơ trưởng sau đó dùng tay thay đổi thiết lập của máy bay để bắt đầu cú lao thẳng đứng.

Những vụ tai nạn máy bay đâm vào núi thảm khốc trong lịch sử
Những vụ tai nạn máy bay đâm vào núi thảm khốc trong lịch sử
(Xã hội) - (Phunutoday) - Trong lịch sử hàng không quốc tế đã có không ít vụ tai nạn máy bay đâm vào vách núi cướp đi sinh mạng của toàn bộ hành khách và phi hành đoàn.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn