QZ8501: Phi công giải mã lời đồn phổ biến về chuyến bay

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Có nhiều giả thiết mà các phi công gặp phải trong quá trình bay đã được mang ra mổ xẻ sau vụ tai nạn máy bay QZ8501.

Tai nạn mà chuyến bay QZ8501 thuộc hãng AirAsia gặp phải vào ngày 28/12/2014 càng khiến nhiều hành khách lo lắng khi sử dụng các dịch vụ hàng không.

Nhiều người cho rằng, khi máy bay chạm trán cơn bão, phi công thường nhanh chóng tăng độ cao và bay trên nó. Tuy nhiên, theo phi công Dave Thomas, người đứng đầu bộ phận đào tạo kỹ thuật của hãng British Airways, “bay qua cơn bão” không phải là sự lựa chọn cho mọi thời điểm.

Mô tả ảnh.
Phi công không nhất thiết phải bay lên trên cơn bão mà có thể vòng qua nó. 

“Điều này phụ thuộc vào từng loại thời tiết. Bạn vẫn có thể đối diện với những đám mây vũ tích khi ở trên độ cao hơn 12.000 m. Như vậy, bay vượt trên chúng không phải là sự lựa chọn trong trường hợp này. Phản ứng đầu tiên của phi công khi gặp một cơn bão thường là tránh nó, nhưng không nhất thiết phải di chuyển lên trên, mà có thể bay vòng qua”, phi công Dave Thomas, người đứng đầu bộ phận đào tạo kỹ thuật của hãng British Airway cho hay.

Nói về những loại bão, phi công Dave Thomas cho biết thêm: “Nhiều dạng bão xuất hiện ở Anh hơn khu vực dãy Alps, Bắc Mỹ hay Nam Mỹ. Nhưng nhìn chung, bão ở Anh ít nguy hiểm”, ông nêu ví dụ. Trước khi phi cơ bay vào khu vực thường xuất hiện bão sét, các phi công đã phải tìm hiểu kỹ về địa hình tại đó. Hơn thế nữa, họ cũng nhận sự hỗ trợ từ phía nhân viên không lưu - những người nắm rất rõ kiểu thời tiết tại khu vực bay.

“Gió có thể kéo máy bay xuống là một sự so sánh sinh động. Tuy nhiên, trên thực tế, điều này phụ thuộc vào tốc độ và hướng gió”, ông Thomas khẳng định khi được hỏi liệu gió có thể “kéo” máy bay xuống hay không.

Ông cũng lý giải thêm rằng, cảm giác gió "giật" máy bay thực ra giống việc bạn cảm thấy khó chịu ở dạ dày khi ở trên một con tàu giữa biển khơi, nhưng lại nghĩ rằng mình đang say sóng. Đó chỉ là sự thay đổi hướng gió đột ngột.

Thomas cho hay, nhiều nguyên nhân khác dẫn tới việc máy bay gặp nguy hiểm khi di chuyển qua vùng nhiễu động.

Ông cũng đưa ra nhiều phương pháp khác nhau mà phi công thường áp dụng để tránh vùng nhiễu động, gồm xem dự báo từ radar thời tiết hoặc đọc cảnh báo về vùng thời tiết mà họ có thể phải đối mặt. Trong khi chuyến bay diễn ra, các đài kiểm soát không lưu sẽ có nhiệm vụ thông báo mọi hiện tượng cho phi công.

Hơn nữa, hệ thống tự động ổn định gắn trên máy bay sẽ giúp nó tự điều chỉnh về vị trí cũ khi gặp sự cố dẫn tới rung lắc khỏi điểm ban đầu. Do vậy, vùng nhiễu động thường không nguy hiểm như nhiều người vẫn nghĩ.

Máy bay QZ8501 gặp nạn: Phát hiện hộp đen
Ngày 11/1, một đội tìm kiếm phát hiện hộp đen của chuyến bay QZ8501 một ngày sau khi đuôi máy bay được trục vớt lên từ đáy biển.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn