Số phận hẩm hiu của trực thăng RAH-66 hiện đại nhất hành tinh

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - RAH-66 là tên của siêu trực thăng tàng hình trinh sát, tấn công vào loại tốt nhất thế giới của Mỹ. Nhưng sau khi có 2 nguyên mẫu ra đời, dự án đầy tham vọng này của Mỹ bị dừng lại.

Dự án nghiên cứu và phát triển trực thăng RAH-66 do Công ty liên tập đoàn Boeing và Sikorsky đảm nhiệm. Chương trình bắt đầu được triển khai từ những năm 1980 với kinh phí lên đến gần 40 tỷ đô la.
RAH-66 được nhà sản xuất áp dụng những công nghệ vật liệu vô cùng mới nên trọng lượng của chúng nhẹ hơn và tăng độ bền bỉ. RAH-66 được trang bị 2 động cơ tuboshaft T-800-LHT-801 với công suất 1.432 mã lực/chiếc giúp trực thăng đạt tốc độ tối đa 324km/h, tốc độ hành trình 300km/h .Vận tốc này biến nó trở thành trực thăng nhanh nhất thế giới.
Hình dáng bên ngoài của trực thăng RAH-66 được thiết kế rất đặc trưng để giảm diện tích phản xạ của sóng radar, cùng với lớp sơn phủ đặc biệt có khả năng hấp thụ sóng vô tuyến. Bởi vậy các chuyên gia đánh giá, RAH-66 có khả năng tàng hình gấp tới 300 lần trực thăng tấn công AH-64D Apache hiện đang phục vụ trong không quân Mỹ.
Trực thăng RAH-66 được trang bị hàng loạt các loại vũ khí hiện đại như có thể mang theo 6 tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire, 12 tên lửa phòng không tầm thấp AIM-92 Stinger và  một pháo XM301 20mm.
RAH-66 sở hữu hệ thống điện tử vào loại hiện đại nhất thế giới kết hợp với chiếc mũ “ thông minh” trang bị cho phi công, giúp trực thăng có khả năng hoạt động vô cùng hiệu quả trong mọi điều kiện thời tiết. Hệ thống thông tin số bằng vệ tinh và truyền dữ liệu đa kênh kết hợp với hệ thống radar trinh sát bằng hồng ngoại giúp trực thăng RAH-66 có lợi thế cao trong việc kiểm soát chiến trường.
Mẫu thử nghiệm đầu tiên của trực thăng RAH-66 cất cánh vào năm 1996, mẫu thử nghiệm thứ 2 được thực hiện vào 1999. Cả 2 cuộc thử nghiệm đã thu được nhiều thành công. Gần đến giai đoạn bắt đầu được sản xuất trang bị cho quân đội, vào năm 2004, Bộ quốc phòng Mỹ đã quyết định dừng dự án.

Theo các quan chức quân đội Mỹ, dự án trực thăng RAH-66 bị dừng lại vì chi phí của chúng quá cao, dự kiến mỗi chiếc RAH-66 lên tới 50 triệu USD, tương đương với một chiếc chiến đấu cơ thế hệ 4+. Mặt khác sự phát triển của công nghệ máy bay không người lái có chi phí thấp và khá hiệu quả nên Mỹ đã dồn trọng tâm sang lĩnh vực này.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn

TIN MỚI CẬP NHẬT