Gạc Ma trong âm mưu đen tối của Trung Quốc

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Vai trò của căn cứ Gạc Ma là phục vụ cho hoạt động của các giàn khoan Trung Quốc sắp hạ đặt tại vùng biển trên quần đảo Trường Sa.

Như đã nói, nếu xảy ra xung đột quân sự trên vùng biển Trường Sa với Việt Nam thì căn cứ Gạc Ma, địa quân sự của nó không có gì là lợi hại. Chưa nói đến kỹ thuật là rất khó để đảm bảo mà về chiến thuật thì chỉ có kẻ liều mạng, hoang tưởng, duy ý chí mới có ý định xây một đường băng trên đảo nhân tạo Gạc Ma cho máy bay J10, J11…để làm chủ vùng trời khu vực quần đảo Trường Sa.

Một sân bay trên đất liền, bảo vệ nó cần cả tá lực lượng phòng không tầm gần, tầm xa; một hạm đội tàu sân bay cũng cần một loạt tàu ngầm, khu trục…bảo vệ vòng trong, vòng ngoài thì thử hỏi cái đảo nhân tạo Gạc Ma nằm trong vùng cụm đảo Sinh Tồn, đều nằm trong tầm hoạt động của sát thủ pháo 37 ly, 57 ly…mà chỉ cần cất cánh lên là làm mồi cho lính thiện xạ, nó được bảo vệ bởi cái gì?

Như vậy, khả năng phòng thủ cho sân bay Gạc Ma trước pháo binh và pháo phòng không đã rất khó mà chưa nói đến tên lửa tầm xa, tầm gần, bom thông minh từ tàu ngầm KILO, máy bay SU-22, SU-30MK2…Cho nên, nghe mấy cái “hỏa lực mồm” bên Trung Quốc “điểm hỏa” hù dọa, sẽ thế này thế nọ… mà cứ mong sao Trung Quốc sẽ đổ tiền, đổ của ra Gạc Ma làm một sân bay hiện đại cho giới quân sự chuyên nghiệp “mở rộng tầm nhìn”.

đảo gạc ma

Đảo Gạc Ma (của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm năm 1988) chỉ cách đảo Cô Lin 1,9M (3,5km), đảo Len Đao 6,8M (13km)

đảo gạc ma
 
dao gac ma

Đảo Cô Lin (trên) và đảo Len Đao (dưới) chính là “vòng kim cô” của Gạc Ma.

Đến đây, phải xác định lần nữa rằng, thế hệ con cháu Việt Nam sau này, mãi mãi ghi nhớ công ơn của các chiến sỹ Hải quân Việt Nam đã anh dũng hy sinh để có được, giữ được Cô Lin và Len Đao là 2 đảo cực kỳ quan trọng. Máu của các anh đã đổ xuống không uổng, đã tạo ra một lợi thế địa chiến lược vô cùng lợi hại cho đất nước.

Với Gạc Ma, Trung Quốc đang hung hăng, bất chấp DOC, có ý định xây đường băng cho máy bay J10 hay J11…không hù dọa được ai, đương nhiên, Việt Nam không ngồi nhìn và sẽ có biện pháp đáp trả. Tuy thế, Gạc Ma ở trong đối sách tranh chấp chủ quyền, trước việc xuất hiện một hình thức xâm lược kiểu mới của Trung Quốc đang thi thố, áp dụng, thì sẽ gây nhiều khó khăn, thách thức cho Việt Nam sắp tới.

Sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép tại vùng biển Hoàng Sa đã chứng tỏ rằng, bằng lực lượng phi quân sự hùng hậu (đông, mạnh) của mình, hơn 100 tàu có lượng giãn nước lớn của Hải giám, Hải cảnh, Trung Quốc đã dựng lên một “Vạn lý trường thành” trên biển, ngoài ra còn tàu chiến, máy bay phô trương thanh thế, hù dọa để ngăn cản lực lượng thi hành pháp luật trên biển của Việt Nam.

Kết quả, Trung Quốc đã vấp phải ý chí, bản lĩnh của Việt Nam trên vùng biển Hoàng Sa nhưng họ đã ngăn cản được tàu thực thi pháp luật của Việt Nam tiếp cận đến giàn khoan. Tại sao như vậy? Bởi đơn giản là tại vùng biển Hoàng Sa, địa điểm mà Trung Quốc hạ đặt giàn khoan rất gần với Hoàng Sa và không xa lắm Hải Nam nên Trung Quốc có khả năng tiếp tế hậu cần, kỹ thuật cho lực lượng hơn trăm con tàu lớn hoạt động.

Nhưng vùng biển phía Nam quần đảo Trường Sa, cách hàng ngàn km thì khác, Trung Quốc khó khăn khi triển khai lực lượng bảo vệ giàn khoan. Bởi vậy, xây dựng một căn cứ để bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho tàu hoạt động xa bờ là rất quan trọng và Gạc Ma được nằm trong ý đồ đó của Trung Quốc.

Giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt tại vùng biển Hoàng Sa chỉ là phục vụ cho chính trị, nhưng khi đưa giàn khoan xuống vùng biển Trường Sa thì không những là chính trị mà còn mục đích kinh tế là khai thác dầu vì tiềm năng dầu khí tại khu vực này là rất hiện thực. Đây là một mục tiêu chiến lược quan trọng của Trung Quốc khi đổ không ít tiền của để xây dựng các dàn khoan khủng, là chiến trường chính của các dàn khoan Trung Quốc.

Do đó có thể xác định rõ, Trung Quốc xây dựng Gạc Ma là nhằm mục đích phục vụ cho hạ đặt giàn khoan (trái phép) tại khu vực quần đảo Trường Sa.

Chiến thuật cũ ở Hoàng Sa khi ngăn cản Việt Nam áp sát giàn khoan thực thi pháp luật sẽ được lặp lại? Trung Quốc sẽ vận chuyển dầu (ăn cướp được) bằng cách nào? Về đâu?...là những giả thiết cần phải suy nghĩ để có kết luận chính xác.

Khi Trung Quốc đã mơ Biển Đông thành “ao nhà” thì mơ Gạc Ma thành một căn cứ hậu cần kỹ thuật của Hải-Không quân, một sân bay lớn chứa cả trung đoàn tiêm kích…để làm chủ vùng trời Trường Sa, Biển Đông và eo biển Malacca…thì cũng không có gì lạ trong một giấc mơ lớn, “Giấc mơ Trung Hoa”. Có điều, “mơ” là một chuyện, nhưng “thực” lại là chuyện khác.

Nhận thức đúng âm mưu của Trung Quốc tại vùng biển quần đảo Trường Sa để sẵn sàng đối phó, quyết không bị động, mất cảnh giác là bài học “nằm lòng” của Việt Nam trước mối hiểm họa từ phương Bắc.

Việt Nam, như Tư lệnh CSB đã nói “đã có đủ phương án, phương tiện đối phó”, chúng ta có địa lợi…chắc chắn không thể dễ dàng cho Trung Quốc như tại khu vực Hoàng Sa.

Theo:  khoevadep.com.vn