Hối hận một đời

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Có rất nhiều nhà khoa học đã từng lâm vào hoàn cảnh tương tự.

Ngày 2/8/1939, Albert Einstein, bộ óc vĩ đại nhất mà nhân loại từng sản sinh ra, đã viết một lá thư gửi cho Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt, thông báo cho ông về những tiến bộ trong lĩnh vực nghiên cứu hạt nhân, đồng thời thúc giục nhà lãnh đạo tiến hành sản xuất “một loại bom mới có sức công phá cực mạnh”. Lá thư ấy là tiền đề của Dự án Manhattan, nhằm sản xuất ra bom nguyên tử cho nước Mỹ - chính là những trái bom đã được ném xuống Hiroshima và Nagasaki trong những ngày cuối của Thế chiến 2.

Lúc đó, Albert Einstein nghĩ rằng Phát xít Đức có thể sẽ chế tạo thành công một quả bom nguyên tử và phe Đồng minh cũng cần thứ vũ khí ấy để chiến đấu. Nhưng rồi lá thư ấy khiến cho ông hối hận suốt phần đời sau này: “Nếu tôi biết rằng người Đức không thể thành công, tôi đã không buồn động đến một ngón tay”. Ông thừa nhận rằng đó là niềm ân hận lớn nhất cuộc đời mình.

einstein-phunutoday-vn
Albert Einstein (Ảnh: Forbes)

Có rất nhiều nhà khoa học đã từng lâm vào hoàn cảnh tương tự. Alfred Nobel, người phát minh ra thuốc nổ, cũng đã bày tỏ sự ân hận bằng việc sử dụng gia sản cho một giải thưởng về khoa học và hòa bình mang tên ông (rất may là Nobel không sống đến lúc Thế chiến 1 diễn ra để thấy được ông đã tạo ra một thứ có sức tàn phá thế nào). Kamran Loghman, người phát triển bình xịt hơi cay, cũng bày tỏ sự tiếc nuối khi nó được các chính phủ sử dụng để đàn áp dân chúng của họ một cách vô tội vạ.

Làm sai một lần, hối hận một đời. Cuộc đời có những bước ngoặt mang tính quyết định như thế, người ta không thể nào đẩy ngược bánh xe thời gian để thay đổi số phận nữa, chỉ còn biết mang niềm ân hận đi suốt phần đời còn lại.

Một vĩ nhân sai lầm có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu triệu người, nhưng ngay cả một người bình thường cũng có thể hối hận một đời chỉ sau một sai lầm. Một cái tát có thể khiến anh không bao giờ có lại được gia đình hạnh phúc mình từng có nữa, dù cố gắng thế nào. Một câu nói vô duyên trước đối tác có thể khiến tiền đồ của anh vĩnh viễn đóng lại. Một quyết định sai lầm, trên thương trường hay trên chiếu bạc, sẽ bẻ vận mệnh của anh và gia đình theo một hướng không thể cứu vãn. Anh có thể rẽ vào một con đường một chiều, không thể quay đầu xe ở bất kỳ ngã rẽ nào.

Bất kỳ ai cũng có thể mang một niềm hối hận không thể cứu vãn. Nhưng có một điều quan trọng là người ta có 2 lựa chọn khi mang một niềm hối hận như thế: hoặc chìm sâu thêm vào khủng hoảng và tin rằng cuộc đời mình như thế là hết, buông bỏ tất cả, hoặc cố gắng sống tiếp, dù không thể sửa chữa sai lầm cũ, nhưng có thể tạo ra những giá trị mới.

Albert Einstein hối hận, nhưng nhà khoa học không dừng lại. Người đàn ông ấy vẫn mang những bản nháp của mình theo người, dự định là hoàn tất nó, trong lần nhập viện cuối cùng vào ngày 18/4/1955.

Vì sao các biệt thự cổ lại đều được sơn màu vàng?
Vì sao các biệt thự cổ lại đều được sơn màu vàng?
(Khám phá) - (Phunutoday) - Bạn có nhận ra rằng hầu hết các tòa nhà cổ tại Hà Nội đều được sơn màu vàng không?
Cái kết của người đàn ông chỉ yêu mà không cưới
Cái kết của người đàn ông chỉ yêu mà không cưới
(Chia sẻ) - (Phunutoday) - Sợ không còn tự do để ỡm ờ, tán tỉnh những người phụ nữ khác, Khiêm cứ bắt Nguyệt phải chịu cảnh làm “gái già” đến hết năm nay q
Xúc động hình ảnh cô dâu mặc váy cưới cứu người
Xúc động hình ảnh cô dâu mặc váy cưới cứu người
(Xã hội) - (Phunutoday) - Việc làm này đã nhận được nhiều lời tán dương, nhờ hành động hết mình giúp đỡ người gặp hoạn nạn.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn