“Vì cuộc đời là những chuyến đi, tôi chọn New York cho sự lớn lên của mình” (1)

( PHUNUTODAY ) - Đoàn chúng tôi rời New York sau bốn tuần học. Chúng tôi trở về sau năm tuần ở đất Mỹ. Và tất cả mười người trong chuyến đi ấy, khi trở về, đều mang một nỗi nhớ da diết mà chúng tôi gọi là “New York sick”.

(Phunutoday) - Đoàn chúng tôi rời New York sau bốn tuần học. Chúng tôi trở về sau năm tuần ở đất Mỹ. Và tất cả mười người trong chuyến đi ấy, khi trở về, đều mang một nỗi nhớ da diết mà chúng tôi gọi là “New York sick”.
 
Những ngày ở phía bên kia bán cầu
Lễ tốt nghiệp của đoàn nhà báo.
Lễ tốt nghiệp của đoàn nhà báo.
Cho đến bây giờ, khi lục lại trong kí ức những mảng màu đẹp đẽ về thời gian tôi sống cùng “gia đình” lớn của mình ở bên kia bán cầu, ở nước Mỹ xa xôi, tôi vẫn thấy sao nó gần đến thế, dường như tất cả mới chỉ diễn ra ngay ngày hôm qua và chúng tôi vẫn được ở cùng nhau. Đoàn nhà báo Việt Nam gồm mười người nhận học bổng năm tuần học tiếng Anh tại New York của tổ chức Kaplan, thông qua công ty du học Quốc Anh. Chúng tôi lên đường vào những ngày đầu tháng 5, khi Hà Nội bắt đầu vào hè còn ở New York, trời vẫn lạnh một cách lạ lùng.
 
Theo học bổng được nhận, đoàn nhà báo được học tiếng Anh như những học sinh thật sự tại tầng 63 của tòa nhà Empire State. Đây là tòa nhà cao nhất nước Mỹ, sau khi tháp đôi sụp đổ. Từ đây, bạn có thể dễ dàng nhìn New York từ trên cao, thậm chí nếu cố gắng, bạn có thể nhìn thấy tượng nữ thần tự do rất nhỏ từ một căng tin tại tầng 63 của học sinh, nơi để nghỉ ngơi và ăn trưa giữa hai giờ học.
 
Như những học sinh khác đăng kí học tiếng Anh tại Kaplan, đoàn nhà báo được làm một bài kiểm tra đầu vào để xếp lớp dựa theo khả năng của từng người. Chúng tôi được sống tại khu Manhattan, một trong những nơi đông đúc và sầm uất nhất New York, Manhattan được ví là trái tim của New York. Kí túc xá chỉ cách bến tàu điện khoảng năm phút đi bộ, qua bảy bến, thêm vài phút đi bộ, chúng tôi đã có mặt tại lớp học.
 
Những tòa nhà ở New York được xây dựng và sắp xếp theo dạng ô bàn cờ, việc đi lại trong thành phố rộng lớn ấy hóa ra lại rất dễ. Chỉ một tuần đầu tiên ở nơi này, sau vài lần bị lạc, chúng tôi đã sử dụng thành thạo các tuyến tàu điện.
 
Được học ở Kaplan, sống trong một môi trường khác hoàn toàn với những gì bản thân chúng tôi đã trải qua, hàng ngày nói chuyện và giao tiếp với những bạn học cùng lớp, những người dân sống ở New York chúng tôi gặp trên đường, tất cả chúng tôi, tất cả mười người trong đoàn nhà báo đã có những trải nghiệm không thể nào quên dù tất cả chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn.
 
Một lớp học thường chỉ gồm khoảng mười học sinh. Chúng tôi giao tiếp với nhau bằng tiếng Anh và phần nhiều hơn là bằng ngôn ngữ hình thể cùng hình vẽ khi không thể diễn đạt được điều mình đang muốn nói. Học sinh đến từ mọi quốc gia với những ngôn ngữ riêng nhưng tại Kaplan, chúng tôi dùng tiếng Anh. Các lớp học được phân theo mức độ và học sinh được xếp lớp dựa vào khả năng của mình. Không có rào cản ngôn ngữ vì ở đây, bạn sẽ được lắng nghe cho tới khi tất cả mọi người đều hiểu. Bạn sẽ được giúp đỡ để diễn đạt câu chuyện của mình một cách nhiệt tình bởi cô giáo và các bạn cùng lớp. Những hoạt động ngoại khóa diễn ra vào cuối tuần.
Một góc New York nhìn từ  tầng 63 của tòa Empire State.
Một góc New York nhìn từ tầng 63 của tòa Empire State.
Chỉ sau hai tuần học, chúng tôi đã quen gần hết những học sinh ở Kaplan. Chúng tôi gặp nhau giữa những giờ chuyển lớp, những giờ ăn trưa rất nhanh, chúng tôi chào nhau vồn vã như thể đã quen biết từ lâu. Những chiếc ôm nhanh và ấm, những nụ cười bừng nắng…tất cả kết nối những con người đến từ khắp các quốc gia trên thế giới này xích lại gần nhau. Chưa bao giờ, cả mười người trong đoàn nhà báo, cảm thấy việc học lại đầy những niềm vui và hứng thú đến thế.
 
Chúng tôi là những người Việt Nam đầu tiên được học tại tổ chức này, thông qua sự giúp đỡ của công ty du học Quốc Anh. Không ít bạn học cùng lớp thấy ngạc nhiên khi chúng tôi nói: “I’m from Viet Nam” rồi ngay sau đó, họ sẽ tìm đất nước của chúng ta trên bản đồ. Cô giáo tôi nói, cô sẽ đến Việt Nam. Và quả thật, sau khi tôi trở về Việt Nam ba tháng, cô đã đến Hà Nội và gặp lại chúng tôi nhưng đó sẽ là một câu chuyện tôi kể ở phần sau.
 
Đoàn nhà báo nhận học bổng thông qua Quốc Anh và cũng qua Quốc Anh, chúng tôi được gặp gỡ ngài Gary Neale, phó chủ tịch Kaplan. Đây có thể nói là một sự ưu đãi lớn đối với chúng tôi khi được tiếp đón và trò chuyện cùng nhân vật này. Kaplan là tổ chức sẽ dạy tiếng Anh cho bạn và giúp bạn vào học tại một số trường đại học ở Mỹ.
 
Cuộc sống của đoàn “du học sinh” nhà báo
 
Đoàn chúng tôi gồm mười người và duy nhất trong đó chỉ có một mì chính cánh. Chúng tôi đến từ các báo khác nhau, cùng nhau nhận học bổng và trở thành gia đình của nhau sau năm tuần học tại New York. Khi đoàn nhà báo đặt chân đến thành phố này, trời rất lạnh. Những thay đổi đột ngột về thời tiết, giờ giấc, những người ở xung quanh, môi trường sống hoàn toàn lạ lẫm làm cho đa phần mọi người trong đoàn rơi vào cảm giác chán nản ở tuần đầu tiên.
 
Chúng tôi thực sự chỉ muốn trở về và hối hận vì đã tham gia chuyến đi này, thời gian của nó quá dài. Nhưng đó chỉ là những cảm xúc ban đầu khi chưa quen với sự thay đổi bởi sau khi kết thúc khóa học, chúng tôi thậm chí thấy nuối tiếc và nung nấu trong đầu ý định ở lại và học. Kí túc xá của chúng tôi cách tòa nhà Empire State không mấy xa xôi. Mỗi phòng gồm hai người, có đầy đủ nóng lạnh, lò vi sóng, lò sưởi, tủ lạnh…Kí túc đẹp như thể một khách sạn. Nó khá gần với sông Hudson, từ cửa sổ, bạn có thể nhìn thấy dòng sông này, cũng có thể thấy những hoạt động của người dân sinh sống ở đây.
 
Tầng một có thư viện và không gian yên tĩnh dành cho việc học, tầng 15 có một khu bếp chung dành cho việc nấu nướng của sinh viên, dưới tầng hầm có phòng giặt đồ và phòng tập thể hình. Siêu thị ở rất gần. Mọi thứ quá đầy đủ cho cuộc sống của sinh viên.
 
Có lẽ mang theo rất nhiều mì tôm là thói quen của tất cả những người Việt Nam khi đi ra nước ngoài. Nỗi sợ về việc không hợp khẩu vị thức ăn và để tiết kiệm khiến người Việt coi mì gói là vũ khí bí mật mang theo mỗi chuyến xuất ngoại. Trước khi lên đường, tôi được nghe các chị trong đoàn dặn dò về việc mang theo mì ăn liền để phòng trừ đói. Tất cả mọi người trong đoàn đều làm như vậy. Thậm chí, có người giành riêng một vali to để đựng thực phẩm từ rau xanh, tôm khô đến chanh, tỏi, ớt… Tuy nhiên, công sắp xếp mua sắm những thứ đó ở Việt Nam để mang theo đến nước Mỹ xa xôi cuối cùng thành vô ích vì theo luật, khi kiểm tra ở cổng an ninh tại sân bay Kennedy (Mỹ), chúng tôi đều phải bỏ lại những thứ còn tươi như rau xanh, chanh
 
Những ngày đầu, đa phần chúng tôi dùng mì ăn liền cho các bữa chính. Chúng tôi ăn rất nhiều hoa quả vì chúng rẻ và vô cùng tươi ngon. Mc’Donal cũng là địa chỉ quen thuộc được lựa chọn. Phố Tàu là địa chỉ được lựa chọn khi nỗi nhớ về những món ăn Việt Nam được đẩy lên cao trào. Chúng tôi đi phố Tàu vào cuối tuần, ăn vịt nướng, cải chíp xào và cơm nóng. Ở phố Tàu cũng có người Việt Nam sinh sống. Nhìn những biển hiệu được viết bằng tiếng Việt, chúng tôi đều thấy hứng thú và vui mừng, như thế được gặp điều gì đó rất đỗi thân quen.
 
New York là thành phố không nghỉ. Cuộc sống sinh viên của đoàn nhà báo gắn liền với tàu điện, những giờ đi bộ vì lạc đường hay vì mua sắm hay đơn giản chỉ vì muốn khám phá thành phố đẹp đẽ này. Khi viết đến đây, tôi vẫn nhớ như in trong đầu cách đi tàu điện đến quảng trường Thời đại Time Square, cách đến phố Wall nổi tiếng, đến phố Tàu rồi cầu Brooklyn…Tất cả vẫn như thể mới xảy ra vào ngày hôm qua dù chúng tôi đã quay về, đã trở lại với cuộc sống trước đó của mình hơn năm tháng.
 
Cuộc sống ở thành phố rộng lớn này vô cùng sôi động nhưng lại tuyệt đối an toàn. Chúng tôi đến New York vào những ngày trùm khủng bố Bin Laden bị giết. Chúng tôi học trong tòa nhà cao nhất nước Mỹ. Người ta sợ về nguy cơ khủng bố, sợ tòa Empire State sẽ chịu chung số phận như tòa tháp đôi trước đó. Không ít bạn học của chúng tôi cũng có nỗi sợ như vậy. Cảnh sát bắt đầu xuất hiện xung quanh và trong tòa Empire State.
 
Tôi vẫn còn nhớ, một ngày, trong giờ học của chúng tôi, một giáo viên của Kaplan xuất hiện. Cô đi khắp các lớp và nói với học sinh về nỗi lo này. Cô trấn tĩnh chúng tôi bằng những câu nói nhẹ nhàng và nói chúng tôi yên tâm rằng không phải lo lắng về việc này vì chúng tôi được bảo vệ. Chỉ vậy thôi và mọi thứ lại trở về bình thường. Nước Mỹ vẫn bình yên sau sự kiện người ta tưởng như thể một loạt chuyện khủng khiếp sẽ xảy ra.
 
Và ngay cả khi trong tòa nhà Empire State, nơi chúng tôi học, bắt được hai tên bị nghi là khủng bố thì học sinh của Kaplan vẫn học, sống và vui vẻ. Thậm chí, chúng tôi cùng giáo viên nói chuyện rất thoải mái về vấn đề này. Mọi chuyện sẽ rất bình thường nếu bạn nghĩ nó là bình thường.
 
)
  • Thanh Thanh
TAGS:
Theo: