Những ai thường hay mắc bệnh Zona thần kinh?

( PHUNUTODAY ) - Bệnh Zona thần kinh là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với những người đã bị mắc bệnh. Vậy những đối tượng nào thường sẽ mắc bệnh, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé!

Đối tượng nào thường mắc bệnh Zona thần kinh

Hầu hết các ca bệnh zona tự khỏi trong vòng 2-3 tuần. Bệnh zona hiếm khi xảy ra nhiều hơn một lần ở một người nhưng khoảng 1/3 người sẽ có bệnh zona ở một số thời điểm trong cuộc sống. Bệnh zona thường gặp ở người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch kém.

Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona?

Một số yếu tố điển hình có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona bao gồm:

Trên 50 tuổi. Bệnh zona thường gặp nhất ở những người lớn hơn 50 tuổi. Nguy cơ này tăng theo tuổi tác. Một số chuyên gia ước tính rằng một nửa những người 80 tuổi trở lên sẽ bị bệnh zona;

Một số bệnh nhất định. Bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch, chẳng hạn như HIV/AIDS và ung thư, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona;

9.nhung-ai-thuong-gap-benh-zona-than-kinh-phunutoday.vn
 

Điều trị ung thư. Xạ trị hoặc hóa trị có thể làm giảm sức đề kháng với bệnh và có thể gây ra bệnh zona;

Thuốc. Thuốc được dùng để ngăn thải ghép có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona nếu sử dụng lâu dài, chẳng hạn như thuốc steroid prednisone.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Bệnh zona thần kinh có lây không?

Bệnh zona có lây truyền, nó có thể lây từ người bị nhiễm sang người bình thường, tuy nhiên những người bị lây nhiễm là những người chưa từng mắc bệnh thủy đậu. Thay vì mắc zona, những người này sẽ bị bệnh thủy đậu. Những người đã từng bị thủy đậu hoặc zona thì sẽ miễn dịch với zona, không thể bị lây từ người khác.

Bệnh zona lây nhiễm qua virut tiếp xúc trực tiếp với vùng bị bệnh. zona sẽ không lây nhiễm nữa khi tất cả các mụn nước đã khô.

Hướng dẫn những cách điều trị bệnh zona thần kinh

Những cách điều trị bệnh zona thần kinh

Mục đích của việc điều trị là để hạn chế mức độ nghiêm trọng của bệnh, giảm đau, rút ngắn thời gian phát bệnh và làm giảm những biến chứng. Cách điều trị như sau:

Giảm cơn đau do zona và tránh nhiễm trùng: Dùng băng sạch ngâm nước lạnh hoặc chườm đá đặt vào vết thường rỉ mủ khoảng 20 phút, mỗi ngày lặp lại khoảng 7-8 lần để làm dịu bớt cơn đau và giúp vết thương nhanh khô. Biện pháp này còn giúp lấy bớt vảy và giảm khả năng bị nhiễm trùng.

Giữ vết thương sạch: Giữ cho khu vực vết thương được sạch sẽ, mặc quần áo rộng, tránh để vết thương bị chà xát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với những người chưa từng bị bệnh thủy đậu, những người đang bị suy giảm hệ miễn dịch.

Sử dụng thuốc giảm đau: Nếu bệnh nhân đau cấp, có thể uống thêm thuốc giảm đau thần kinh như gabapentin (neurotin) hoặc pregabalin (lyrica) trong khoảng thời gian từ 1-3 tuần. Nếu sau khi tổn thương da khỏi mà vẫn còn đau thì phải điều trị kéo dài hơn.

Sử dụng thuốc kháng Virut: Trước khi sử dụng cần phân biệt rõ bệnh zona thần kinh và bệnh giời leo, nếu không bạn sẽ sử dụng thuốc cho nhầm bệnh. Thuốc kháng virut bệnh zona thần kinh bao gồm aciclovir, famciclovir, và valaciclovir. Thuốc kháng virut không thể diệt được virut, nhưng nó sẽ ngăn chặn hoạt động của virut. Vì vậy, nó có thể hạn chế mức độ nghiêm trọng của bệnh zona thần kinh.

Thuốc kháng virut có tác dụng tốt nhất khi sử dụng vào giai đoạn bắt đầu của bệnh zona thần kinh (trong vòng 72 giờ sau khi phát ban xuất hiện). Tuy nhiên, thuốc kháng virut không được khuyến cáo dùng cho tất cả mọi người mắc bệnh zona thần kinh. Ví dụ: thanh niên và trẻ em mắc bệnh zona thần kinh ở bụng và ngực, thì họ thường có triệu chứng nhẹ và ít để lại biến chứng. Vì vậy, trong trường hợp này thì thuốc kháng virut là không cần thiết.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn