Những nguyên tắc cha mẹ nhất định phải nhớ khi đắp chăn buổi tối cho con

( PHUNUTODAY ) - Hiện nay, có nhiều trường hợp cha mẹ đắp chăn cho ngủ quá kín khiến con ngạt thở, vì vậy các bậc cha mẹ cần nhớ những nguyên tắc sau đây để đảm bảo con được an toàn.

Một số nguyên tắc khi đắp chăn buổi tối cho con

- Không đắp đắp chăn che kín mặt và đầu trẻ khi ngủ. Chăn đệm có thể khiến trẻ bị ngạt thở. Thay vào đó, hãy cho con nằm đệm cứng và đắp chăn vải mỏng.

- Luôn cho trẻ ngủ đúng chỗ, trong nôi hoặc cũi. Những chỗ khác như võng, ghế sofa hay trên ngực bố mẹ là tuyệt đối tránh.

- Bạn có thể cho trẻ ngủ cùng phòng nhưng không nên ngủ cùng giường với người lớn, đặc biệt không cho trẻ sơ sinh ngủ chung với những anh chị lớn khác vì nguy cơ khi ngủ chúng có thể nằm đè lên em mà không hay biết.

- Cho trẻ nằm trên đệm cứng với ga trải giường vừa vặn. Không nên để quá nhiều chăn gối đặc biệt là tấm lót xung quanh cũi… để hạn chế việc những vật dụng này có thể rơi đè lên mặt bé gây ngạt.

9-nguyen-tac-an-toan-cho-tre-10-1523

- Cho trẻ mặc đồ mỏng nhẹ, thoáng mát khi đi ngủ cũng như điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp.

- Không nên bao bọc bé quá kỹ hoặc để bị quá nóng. Nếu lo sợ con bị lạnh, mẹ có thể cho bé dùng đồ ngủ có bao tay, bao chân hoặc túi ngủ.

Từ 2 tháng tuổi trở đi, mẹ không nên quấn chặt tay chân con lúc ngủ nữa bởi lúc này con bắt đầu lật được rồi, việc bị bọc chặt trong lớp khăn sẽ trở thành một hiểm họa.

Một số nguyên tắc an toàn khác với trẻ nhỏ

Đề phòng trẻ ngã

- Lắp đặt cửa an toàn trong nhà: đầu và cuối mỗi cầu thang đều phải có.

Luôn thắt dây an toàn cho trẻ khi trẻ dùng địu hoặc ngồi ghế trẻ con. Đặt trẻ ở dưới đất rồi mới đeo địu cho trẻ, không để trẻ ngồi trên bàn ghế.

- Nếu con đi xe tập đi trong nhà, cần để ý để trẻ tránh xa cầu thang và dây điện.

- Kê gọn bàn ghế và bịt các đầu nhọn.

Đề phòng trẻ bị ngạt 

- Đồ chơi của con không được có các mẩu nhỏ - trẻ sẽ dễ nuốt phải.

- Trẻ dưới 5 tuổi không được ăn những thức ăn cứng, dạng tròn như xúc xích, các loại hạt, kẹo cứng, nho hoặc ngô.

- Để các loại dây điện tránh xa tầm tay của trẻ.

- Để ý các ngóc ngách và sàn nhà – bạn sẽ tìm thấy những thứ trẻ có thể bỏ vào miệng.

- Theo học các khóa hô hấp nhân tạo và hồi sức cấp cứu nếu cần.

9-nguyen-tac-an-toan-cho-tre-10-1523

Đề phòng ngộ độc thực phẩm 

- Nếu bạn nghi ngờ con đã nuốt phải một thứ độc hại, đừng cố bắt con nôn ra hoặc rửa ruột mà chưa tham khảo ý kiến bác sỹ.

- Hơn một nửa các ca ngộ độc ở trẻ là do uống nhầm thuốc. Cha mẹ cần để tất cả các loại thuốc (kể cả vitamin) tránh xa tầm tay của trẻ. Đừng gọi thuốc là ‘kẹo’, như vậy trẻ sẽ càng tò mò thích thú và muốn thử.

- Hãy khóa cửa phòng kho hoặc tủ nơi bạn để nước tẩy rửa hoặc thuốc men.

- Hãy để những thiết bị điện tử nhỏ có chứa pin lithium ở xa tầm tay trẻ. Những thứ này bao gồm đồng hồ báo thức, chìa khóa xe ô tô, điều khiển từ xa, bút la-de, đèn pin, v.v.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn